Không chồng vẫn có… đàn con

(Ngày Nay) -  Hơn 10 người mẹ ở làng trẻ em SOS Quy Nhơn, Bình Định đều là những phụ nữ chưa từng lập gia đình, chưa từng sinh con. Vậy mà mỗi người có đến chục đứa con, mỗi đứa một quê, mỗi đứa một tính, nhưng đứa nào cũng yêu thương và đùm bọc nhau. Những phụ nữ ấy đã bỏ lại tuổi thanh xuân, từ bỏ hạnh phúc cá nhân để suốt đời chăm trẻ mồ côi với tất cả khao khát làm mẹ của mình...
Mẹ Oanh khóc khi kể về các con
Mẹ Oanh khóc khi kể về các con

Những ngôi nhà chỉ có mẹ là điểm tựa

Sáng nào, mẹ Trần Kim Oanh cũng thức dậy thật sớm, lo bữa sáng cho khoảng chục đứa trẻ trong nhà. Chị đã gắn bó vai trò bảo mẫ trong làng trẻ SOS Quy Nhơn, Bình Định được 5 năm. Người phụ nữ gần 50 tuổi đến từ thị xã An Nhơn có dáng vẻ gầy gò, nhỏ thó. Chị không khỏi rớt nước mắt khi kể về lần đầu nghe lũ trẻ gọi “Mẹ”.

“Nghe tụi nó gọi Mẹ lần đầu bỡ ngỡ lắm. Chúng gọi mẹ cũng khóc, mà nghe xưng con cũng rung rưng không à… Bây giờ mà phải xa chúng nó thì chỉ có chết khô, chết héo vì nhớ thương mà thôi” – chị nói.

Bố mẹ chị qua đời sớm, chị Oanh ở chung nhà với anh chị. Ngày chị quyết định bỏ việc thủ kho tại một xưởng gỗ gần nhà để “đầu quân” vào làng trẻ mồ côi SOS, nhiều người bảo: “Thân nuôi chưa xong thì nuôi ai hả giời”, nhưng chị vẫn muốn. Chị tự nhủ: “Cứ thử xem thế nào”.

Cuộc thử nghiệm ấy hóa ra dài hơn chị nghĩ, kéo đến bây giờ. Lúc đầu chị nhận nuôi 6 đứa trẻ, sau nhận thêm 1 em bé bị bỏ rơi ở cổng làng, còn bế ẵm. Rồi cứ thế, hơn 30 đứa đã được mẹ Oanh chăm sóc, nuôi dưỡng.

“Trước giờ chưa bao giờ ẵm em bé nào, thế mà giờ phải ẵm, tắm rửa, cho chúng ăn uống, tất tần tật mọi thứ... trong khi chưa lập gia đình, chưa có con, chưa biết gì hết trơn…” – chị vừa lau  nước mắt nhớ lại, vừa nghẹn ngào kể. Chị hạnh phúc vì có lần bế đứa trẻ còn bé xíu, chăm sóc ngay từ lúc lọt lòng, đặt tên con theo họ Trần như chị, hạnh phúc vô cùng! “Không phải máu mủ nhưng khi mình nắm tay nó, mình tắm cho nó, mình sắm sửa quần áo, sách bút cho nó, bỗng nghĩ khó khăn cỡ nào cũng phải nuôi tụi nó, không thể buông bỏ”. Trong ngôi nhà hơn chục đứa trẻ chạy ngược chạy xuôi, chị nhớ tên từng đứa, từ 6 đứa đầu tiên đến những đứa trẻ hiện tại. Chị chỉ vào đống ảnh treo tường nói vanh vách: “Thằng Quốc tình cảm lắm, thương mẹ nhất nhà, giỏi nhất nhà…”.

Làng trẻ em SOS Quy Nhơn được xây dựng cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 5km về phía Bắc. Nơi đây là không gian sinh sống của 14 nhà ở gia đình có khả năng nuôi dưỡng thường xuyên 120-140 cháu.

Không chồng vẫn có… đàn con ảnh 1Mỗi mẹ nuôi khoảng chục đứa trẻ trong một ngôi nhà...

Mỗi bà mẹ ở làng SOS Quy Nhơn có trên dưới 10 đứa con như chị Oanh. Các em là những đứa trẻ có hoàn cảnh khác nhau, em thì mồ côi cha, em mồ côi mẹ, có em mồ côi cả cha lẫn mẹ, nghèo khổ nên mới phải nương tựa vào làng. Khi vào ngôi nhà chung, nhiều đứa trẻ vẫn còn đỏ hỏn. Tất cả sống quây quần trong những ngôi nhà mang tên các loài hoa, hoa hồng, hoa thủy tiên… Ngôi nhà hoa hồng nhưng cuộc sống không trải hoa hồng. Lúc nào các mẹ cũng phải suy tính, chi li từng khoản tiền một để quán xuyến tiền học, tiền ăn cho lũ trẻ.  

Hơn chục bà mẹ trong làng SOS chưa một lần lấy chồng sinh con, phần lớn họ là những phụ nữ ở các vùng quê trên địa bàn tỉnh Bình Định, tuổi từ 40-50, sức khỏe tốt, tự nguyện hy sinh phần đời còn lại cho trên dưới 10 đứa trẻ. Những người mẹ này có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ em, chuẩn bị các điều kiện để trẻ có thể hòa nhập, tự lập khi đến tuổi trưởng thành. Tựa như bao bà mẹ khác, họ còn là người tạo lập mối quan hệ tình cảm ruột thịt, đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, giữa các gia đình trong làng.

Công sinh không bằng nghĩa dưỡng

Mỗi mẹ đều có cả đàn con nên chuyện nuôi nấng, chăm sóc của mỗi gia đình cũng khó năm bảy đường. Đến nhà mẹ Tám khi mẹ đang chuẩn bị cơm trưa, dăm ba lũ trẻ ê a học bài, mới thấy hết những mái ấm chỉ có mẹ và con, mẹ Tám nhanh miệng kêu các con lấy nước mời khách, mẹ rửa tay vô liền.

Ban đầu mẹ Tám e ngại, mặc cảm và nghĩ chưa làm được nhiều cho các con nên chẳng dám chia sẻ gì. Nhưng rồi người phụ nữ quê thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định cởi mở nói: “Mình thèm có con, trong khi nhiều bà mẹ sinh con ra không có điều kiện chăm sóc buộc phải gửi con vào làng SOS. Mình tình nguyện vào đây chăm trẻ và luôn cố gắng bù đắp cho các con thật nhiều”.

Không chồng vẫn có… đàn con ảnh 2Các mẹ dạy con học, dạy con chơi

Mẹ Kiều Dung -  một bà mẹ khác trong làng chia sẻ với chúng tôi: Thương chúng nhiều lắm, đứa nào có vấn đề gì mình rành hết. Nhưng tụi nó còn nhỏ, lại ham chơi, mình nói, có con chỉ nghe phần nào, có con bướng bỉnh cãi lại. Khi lũ trẻ trách móc, thậm chí hờn dỗi mẹ, mình lại buồn, ngồi khóc. Những lần như thế, mình lại tự an ủi bản thân, lau nước mắt đến nhẹ nhàng nói chuyện giúp con hiểu chuyện”.

Áp lực làm mẹ của một đàn con không hề đơn giản, 5 năm qua, đã có 4 bà mẹ xin thôi việc vì mệt mỏi. Những ai đủ kiên trì và đủ lòng yêu thương mới có thể trụ lại. Những đêm trắng trông con ốm, trông con ôn thi hay những lần mẹ con bất đồng quan điểm… đều là chất xúc tác khiến tình cảm mẹ con trong mỗi ngôi nhà thêm sâu sắc, gắn bó. Nhiều bà mẹ từ lâu đã quên rằng mình đang nhận lương làm việc.

Không phải bà mẹ nào cũng có kỹ năng dạy dỗ trẻ em, cũng không mẹ nào từng… làm mẹ nên trước khi về làng, các mẹ đều phải trải qua một lớp đào tạo ở Hà Nội. Những người phụ nữ vốn quen lam lũ, trình độ văn hóa có hạn không tránh khỏi những lúng túng với việc học hành. Nhiều mẹ vốn chỉ quen cầm cuốc, trồng rau, giặt giũ… nay phải cầm bút, chong đèn đọc sách, tìm hiểu kiến thức. Nhưng được sự động viên của cán bộ ở làng, tất cả đã vượt qua để sẵn sàng làm… mẹ.

Ông Nguyễn Xuân Cương, Giám đốc Làng trẻ em SOS Quy Nhơn, Bình Định cho biết: “Từ điểm chung là khao khát tình mẫu tử của người phụ nữ không có con và đứa trẻ không có gia đình, những mái ấm đã được hình thành tại làng trẻ em SOS Quy Nhơn một cách tự nhiên và . Các chị em đã vượt qua khó khăn riêng, hoàn cảnh riêng để chăm lo các con một cách đầy đủ, tận tâm nhất. Mỗi gia đình là một tổ ấm yêu thương dành cho các cháu mồ côi…”.

Không cần hỏi chuyện nhiều, chỉ cần quan sát, nhìn vào những ngôi nhà yêu thương ấy, những bà mẹ làm điểm tựa nấu những món ăn ngon, dạy con đánh vần những bài học vỡ lòng mới, nhẹ nhàng gấp áo quần xếp ngay ngắn vào tủ… là đủ để thấy được tình yêu thương chân thành của những phụ nữ đơn thân này. Họ đã gói ghém cả một trời yêu thương lòng mẹ vào ngôi nhà, vào những công việc tỉ mỉ, ân cần chăm sóc con – những hành động nhỏ bé nhưng nặng tình mẫu tử mà chỉ có người phụ nữ giàu lòng yêu thương mới có thể làm được. 

Hiện làng trẻ em SOS Quy Nhơn đang chăm sóc và nuôi dưỡng trên 100 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn. Làng trẻ em SOS Quy Nhơn thường xuyên quan tâm, chăm lo cho việc học tập của các cháu. Tỷ lệ học sinh khá giỏi hàng năm đạt từ 50 - 60%. Bên cạnh việc chăm lo cho các cháu học tập tốt về văn hóa, Làng trẻ em SOS Quy Nhơn còn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu cá nhân. Làng thường xuyên tổ chức các lớp và câu lạc bộ năng khiếu, tạo điều kiện cho các cháu phát huy tài năng và phát triển toàn diện.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.