Không để thí sinh có điểm cao trượt đại học

Việc xét tuyển vào đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) năm nay đã khiến không ít thí sinh (TS), phụ huynh gặp nhiều khó khăn, nhiều chuyên gia giáo dục lo ngại kỳ thi THPT quốc gia có nguy cơ… vỡ trận.
Không để thí sinh có điểm cao trượt đại học

Nhìn đâu cũng… rối

Việc xét tuyển vào ĐH, CĐ năm nay đã trở thành “tâm bão” dư luận trong những ngày qua. Công cuộc tìm kiếm cơ hội bước chân vào giảng đường của hơn 500.000 TS cả nước được ví như một “cuộc chạy đua”, rối như “ma trận”…

Khó khăn bắt đầu từ việc nhiều trường ĐH, CĐ không công khai thông tin hồ sơ của TS trên website theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), có trường công khai thì làm theo kiểu đánh đố, không hỗ trợ được gì cho TS trong việc tham khảo thông tin để gửi hồ sơ. Tiếp đó, rất nhiều TS ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa không có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin, rất vất vả và tốn kém để đi lại nộp và rút hồ sơ xét tuyển vào các trường khác.

Không để thí sinh có điểm cao trượt đại học - anh 1

Kỳ thi THPT quốc gia có nguy cơ… vỡ trận

Nộp được hồ sơ rồi, TS và phụ huynh phải ngày ngày chờ chực “canh” internet theo dõi việc cập nhật danh sách TS mới, hồi hộp xem điểm của mình có bị đẩy ra khỏi chỉ tiêu tuyển sinh hay không. Cũng không ngoài dự đoán, ngay ngày thứ sáu nhận hồ sơ xét tuyển, nhiều trường đã xảy ra tình trạng TS ồ ạt đến rút hồ sơ, phòng tuyển sinh các trường không kịp trở tay, nhiều TS gặp khó khăn trong quá trình rút để chuyển trường khác.

Theo PGS, TS Đỗ Văn Xê - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, Bộ GD&ĐT đã không lường trước được tác hại quá lớn của các nguyện vọng “ảo” đến tâm lý TS. “Lẽ ra, thay vì mỗi hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) chỉ được chọn một ngành thì Bộ lại cho phép mỗi TS được chọn tối đa bốn ngành. Với quy định trên TS điểm cao cùng lúc xuất hiện trong danh sách bốn ngành khác nhau, đẩy các TS có điểm từ trung bình đến thấp, làm những TS này hoang mang. Trong khi đó, nhiều trường ĐH chưa chuẩn bị được phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ lọc TS “ảo” nên gây ra tình trạng hỗn loạn rút hồ sơ”, ông Xê nói.

Cũng theo ông Xê, quy định này còn gây ra sự hiểu lầm của TS và phụ huynh làm cho họ không thể dựa vào số thứ tự của TS trong danh sách đăng ký để nhận định có trúng tuyển không. Trong đó, sự hiểu lầm gây rắc rối lớn nhất là các nguyện vọng (NV) ưu tiên xét tuyển, họ cho rằng khi xét một ngành thì NV1 được ưu tiên xét tuyển trước các NV khác. Nhưng thực chất, các NV chỉ có tác dụng giúp trường chọn lại một ngành trúng tuyển khi TS có thể trúng tuyển nhiều ngành một lúc.

Tất cả đều nằm trong tính toán???

Nói về vấn đề này, tại Hội nghị tổng kết năm học 2014 - 2015 vừa diễn ra, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng: “Dư luận không nên mang thói quen cũ để đánh giá hiện tượng mới, điều đó vô tình sẽ làm cản trở sự thay đổi cần thiết. Học sinh phải học làm quen với cách làm chủ số phận của mình trước những cơ hội xét tuyển vào ĐH”. Việc thí sinh rút hồ sơ ồ ạt đã nằm trong tính toán của Bộ, đó chỉ là sự “dao động” cần thiết để TS có thể điều chỉnh để không trượt khi có điểm cao. Đối với TS nông thôn, vùng sâu, vùng xa, Bộ nhận định được khó khăn nên đã gấp rút chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kỹ thuật làm phần mềm hỗ trợ. Đến chiều 11/8 phần mềm này mới làm xong. Đúng là chậm nhưng không thể khác được, với phần mềm này, Bộ cho phép TS nông thôn có thể đăng ký, rút, nộp hồ sơ tại trường THPT của mình.

Góp ý với Bộ GD&ĐT, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: “Những vấn đề bức xúc dư luận về việc xét tuyển ĐH CĐ đang diễn ra Bộ GD&ĐT khẳng định là lường trước được. Nhưng thực tế, Bộ chưa lường hết được vấn đề nên mới xảy ra những bất cập trên. Bộ nên tiếp tục lắng nghe, trên tinh thần cầu thị, sẵn sàng chịu vất vả, điều chỉnh nếu cần thiết, tất cả vì TS. Mục tiêu lớn nhất là không có TS điểm cao bị trượt ĐH”.

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm:

- Từ 18 đến 22 điểm thí sinh nên xét tuyển vào trường nào?

- Điểm chuẩn dự kiến của một số trường đại học

- Điểm chuẩn dự kiến vào các trường đại học cập nhật hàng ngày

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.