Kỳ 3: Người dân muốn bỏ làng đi chỉ vì khu chế biến tinh bột sắn

Trước mức độ ô nhiễm nghiêm trọng từ nguồn nước suối do khu chế biến tinh bột sắn xả thải tại huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), nhiều người dân tại 2 xã An Thượng và Tiến Thắng muốn bỏ làng ra đi.
Kỳ 3: Người dân muốn bỏ làng đi chỉ vì khu chế biến tinh bột sắn

Người dân không biết làm gì để sinh sống?

Như các kỳ trước mà Ngày Nay Online đã đưa tin, khu chế biến tinh bột sắn Thọ Ly tại thôn Tiến Thịnh, xã Tiến Thắng, huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), do bà Vi Thị Ly đứng tên đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đã gây ô nhiễm trầm trọng đến nguồn nước không chỉ tại thôn Tiến Thịnh, mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến thôn Đồng Bục cũng như 9 thôn còn lại của xã An Thượng.

Theo xác nhận của ông Phí Triệu Tân (trưởng thôn Đồng Bục), mức độ ô nhiễm hiện tại đã lan sang đến cả một phần huyện Tân Yên. Màu nước suối Đồng Bục đen sì, còn mùi hôi thối bốc lên nồng nặc từ khu chế biến đã gây ra hậu quả khó lường. Rất may, theo xác nhận của người dân, ở nửa trên con suối (đoạn phía sau khu chế biến trở đi) dốc xuống nên những gia đình sống ở khu vực này chưa bị ảnh hưởng, nhưng về lâu dài thì thật đáng lo ngại, bởi sự ô nhiễm của nguồn nước sẽ ngấm xuống đất, cũng như hòa vào nước và chảy đi khắp nơi.

Trong quá trình khảo sát của Pv Ngày Nay Online, thì tại thôn Đồng Bục có mức độ ô nhiễm nặng nhất cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến công việc của dân bản địa. Nhiều gia đình thiệt hại lớn về vật nuôi, cũng như đồng ruộng bị bỏ hoang khi vụ xuân tới đây, người dân không biết lấy nước ở đâu để tưới tiêu, nên chưa ai dám gieo mạ.

Kỳ 3: Người dân muốn bỏ làng đi chỉ vì khu chế biến tinh bột sắn ảnh 1

Người dân vẫn "liều lĩnh" trồng rau màu bên cạnh con suối ô nhiễm

Một số hộ dân ở gần con suối Đồng Bục, mặc dù biết mức độ ô nhiễm trầm trọng, đến hít thở cũng cũng phải “nhíu mày nhăn mặt”, nhưng họ vẫn “bạo gan” gieo trồng ít rau màu ngay sát con suối đen như mực. Những người dân nơi đây giải thích về việc làm này rằng: “Do sống bằng nghề nông, lâu nay ăn rau gì thì tự trồng thứ rau đó, thói quen này không thể bỏ được. Hơn nữa, cuộc sống không khá giả gì nên chúng tôi tự túc được thứ gì hay thứ đó”.

Trước mắt, mức độ ô nhiễm thì chưa được giải quyết, trong khi người dân vẫn phải sống, phải làm việc. Nghiêm trọng nhất là ô nhiễm ngấm xuống lòng đất, cần phải có một biện pháp chắc chắn cũng như bền vững để “cứu” đất khỏi “cái chết” vì ô nhiễm nguồn nước. Bàn về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thanh Xuân - Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Yên Thế, cho biết, hiện bà chưa biết được mức độ ô nhiễm như thế nào, nên cũng chưa thể đưa ra được hướng giải quyết.

“Đánh giá tác động của môi trường thì có bên Tài nguyên và Môi trường, đất cát thì chưa phân tích mẫu. Theo như tôi được biết, nguồn nước bị ô nhiễm ở suối Đồng Bục như phản ánh của người dân làn nguồn nước cung cấp nước tưới tiêu cho xã An Thượng. Nước suối ở đấy chuyển từ màu trong xanh sang màu đen thì đúng rồi, còn mức độ ô nhiễm như thế nào thì cần phải có kết quả giám định. Sau khi biết mức độ ô nhiễm như thế nào mới đi vào khắc phục được, cũng như phải mất một thời gian”, bà Xuân cho hay.

Như vậy, nếu như vấn đề ô nhiễm được các cơ quan chức năng trên địa bàn sớm vào cuộc giải quyết, thì cũng không thể xong ngay một sớm một chiều. Câu hỏi đặt ra ở đây, là trong khoảng thời gian “cứu” đất, “cứu” nguồn nước, người dân biết làm gì để sinh sống?

Người dân muốn bỏ làng đi

Sau nhiều ngày khảo sát tại các địa điểm bị ô nhiễm lây từ nguồn nước, Pv đã vào vai người đi thu mua sắn để thâm nhập vào khu chế xuất tinh bột sắn Thọ Ly. Cơ sở chế biến này không xây hàng rào bảo vệ cẩn thận, mà rất sơ sài, thậm chí ở hành lang đường còn thấy được màu đất cũng chuyển sang màu đen. Mặc dù tại cơ sở chế biến này luôn có mùi hôi thối nồng nặc, cũng như người dân phản ánh về ô nhiễm, và có giấy phép tạm đình chỉ từ cấp huyện để kiểm tra nguồn nước, nhưng cơ sở này vẫn hoạt động.

Trò chuyện với chúng tôi, bà Vi Thị Ly – đại diện khu chế biến tinh bột sắn, còn khoe về dây chuyền sản xuất, thời gian đi vào hoạt động khi nào. Cũng như bà Ly nói sẽ cố gắng phát triển cơ sở này theo hướng lâu dài. Để tìm hiểu thêm về mức độ ô nhiễm, Pv Ngày Nay Online tiếp tục tìm hiểu về đời sống của những hộ gia đình sống gần khu sản xuất.

Kỳ 3: Người dân muốn bỏ làng đi chỉ vì khu chế biến tinh bột sắn ảnh 2

Ông Nguyễn Xuân Trường bức xúc nói về thiệt hại ô nhiễm nguồn nước gây ra.

Bà M (xin được giấu tên) hết sức bức xúc: “Nhà tôi ở gần đây, tôi cũng đã có ý kiến, nói này nọ phong thanh với ông bà Thọ Ly, kể cả có người của huyện về giải quyết, nhưng họ vẫn hoạt động. Nhất là về đêm, máy móc chạy cứ ầm ầm lên, còn mùi thối thì không thể chịu nổi. Không những gia đình tôi mà còn nhiều hộ sống quanh đây muốn bỏ làng, bỏ xóm mà đi. Nhưng biết đi đâu bây giờ”.

Cũng có tâm trạng bức xúc như trên, ông Nguyễn Xuân Trường (64 tuổi, thôn Tiến Thịnh), có nhà ở phía trước khu chế biến cho biết, ông không thể ngờ được khi cơ sở này đi vào sản xuất gây ô nhiễm trầm trọng mà vẫn cứ tiếp tục hoạt động như chưa có chuyện gì xảy ra. “Gia đình tôi không thể chịu được sự ô nhiễm này, nếu như không được giải quyết nhanh, người dân có nguy cơ phải bỏ làng đi nơi khác ở. Cứ sống thế này mang bệnh vào người mà chết”.

Nhà ông Trường chỉ cách cơ sở chế biến bằng một hàng rào nhỏ và một mảnh ruộng có diện tích vừa phải, ao cá nhà ông lại được đào ở sát bên rào, tồn tại nhiều năm nay. Nhưng từ khi có khu chế biến tinh bột sắn, nước ao cũng bị ảnh hưởng gây mùi và đổi thành màu đen, cá chết dần chết mòn. Cách đây chưa lâu, ông Trường có mua 5 triệu tiền cá thả xuống ao thì bị chết hết. Do sợ bị bệnh nên gia đình ông không ăn mà đem số cá chết đi chôn.

Sau hai kỳ mà Ngày Nay Online đăng tải, chúng tôi tiếp tục có cuộc trao đổi với ông Trịnh Văn Việt – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế. Ông Việt cho biết: “Sau khi chúng tôi đọc thông tin trên Ngày Nay Online phản ánh về mức độ ô nhiễm từ nguồn nước có liên quan đến cơ sở chế biến tinh bột sắn tại xã Tiến Thắng, thì phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế đã phối hợp với đoàn kiểm tra của tỉnh Bắc Giang về tận nơi để kiểm tra xử lý, yêu cầu dừng và cấm xả thải”. Nhưng theo phản ánh của người dân, thì khu chế biến tinh bột sắn vẫn hoạt động bình thường.

Ngày Nay Online sẽ tiếp tục thông tin...

Vũ Đoàn - Kim Truyền

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.