Làm đường nứt nhà dân, xin đền bằng ngân sách

(Ngày Nay) - Việc đền bù lún nứt do thi công QL 1A, QL 14 là vấn đề tồn đọng khiến hàng nghìn hộ bức xúc, nhiều đơn thư khiếu nại. Để tháo gỡ hạ nhiệt bức xúc của người dân, Bộ GTVT đề nghị Chính phủ cho phép dùng ngân sách đền bù.
Công nghệ thi công với máy móc cỡ lớn và sức ép tiến độ dự án được coi là nguyên nhân gây lún nứt nhà dân (ảnh chụp QL 1A đoạn qua Thanh Hoá trong quá trình thi công). Ảnh: Sỹ Lực.
Công nghệ thi công với máy móc cỡ lớn và sức ép tiến độ dự án được coi là nguyên nhân gây lún nứt nhà dân (ảnh chụp QL 1A đoạn qua Thanh Hoá trong quá trình thi công). Ảnh: Sỹ Lực.

Có bảo hiểm vẫn không xử lý được rủi ro

Theo các Ban Quản lý dự án của Bộ GTVT, thực trạng lún nứt nhà dân dọc tuyến QL 1A và QL 14 diễn ra trên diện rộng với hàng chục nghìn hộ. Đơn cử, QL 1A từ TP Thanh Hoá đến Nghi Sơn dài khoảng 23 km nhưng có hơn 3.600 hộ yêu cầu đền bù lún nứt. Đại diện Ban Quản lý dự án 1 thuộc Bộ GTVT (PMU 1, quản lý dự án này) cho hay: Khi thi công đã yêu cầu nhà thầu hạn chế lu cường độ mạnh, làm rãnh dọc bên đường để “tắt rung” nhưng hiện tượng lún nứt nhà dân vẫn xảy ra. “Trước đây, xe lu công suất nhỏ, nhà dân thưa nên lún nứt không nhiều. Nay máy lu lớn, nhà dân tiến sát đường nên lún nứt nhiều hơn, không tiên lượng hết” - đại diện Ban này nói.

“Việc kiến nghị Chính phủ cho phép dùng nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng để hỗ trợ đền bù rung nứt cho các hộ dân nằm ngoài trách nhiệm của bảo hiểm chỉ là giải pháp tình thế. Vấn đề quan trọng hơn là các cơ quan liên quan cần đưa giải pháp tổng thể để giải quyết triệt để việc đền bù rung nứt trong quá trình thi công cho các dự án trong thời gian tới”.

Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường

Hợp đồng bảo hiểm thi công đoạn tuyến này chia làm 3 gói, ký với Bảo hiểm Dầu khí (PVI) và Bảo Việt có điều khoản đền bù lún nứt nhà dân nhưng khống chế ở mức 9,5 tỷ đồng/gói (Hợp đồng bảo hiểm sự cố trên chính tuyến, phần bảo hiểm lún nứt nhà dân là điều khoản bổ sung, khuyến mại của công ty bảo hiểm). Khi sự cố lún nứt nhà dân xảy ra nhiều, thiệt hại hơn 31 tỷ đồng, hai nhà bảo hiểm trên chỉ chấp nhận đền bù hơn 15 tỷ đồng (nhà thầu chịu thêm một phần nhỏ). Dù PMU 1 nhiều lần tranh luận căng thẳng nhưng phía bảo hiểm vẫn bảo lưu quan điểm thực hiện theo hợp đồng vì thua lỗ nặng (tổng giá trị mua bảo hiểm đoạn tuyến là hơn 3 tỷ đồng, đền bù 15 tỷ đồng). Số tiền thiếu để đền bù cho các hộ dân đoạn tuyến này (14 tỷ đồng) vừa được PMU vay tạm các nhà thầu để chi trả trước.

PMU Thăng Long cũng bị mắc kẹt trong vấn đề bồi thường lu rung tại dự án qua tỉnh Phú Yên. Dù thiệt hại không nhiều như Thanh Hoá (7 tỷ đồng trên chiều dài 60 km), nhưng chi phí Bảo hiểm PVI chi trả theo hợp đồng chỉ là 5 tỷ đồng. “Nội dung chính của hợp đồng bảo hiểm chỉ chi trả cho sự cố cho công trình chính tuyến, có trong chi phí xây dựng. Phần lu rung là chúng tôi thương thảo thêm, không có trong dự toán kinh phí dự án” - ông Vũ Ngọc Dương, Phó Tổng GĐ PMU Thăng Long cho hay.

Xử lý tình thế

Không phải đến nay, tình trạng đền bù lu rung mới gây bức xúc. Quá trình thi công, người dân nhiều địa phương có nhà bị lún nứt đã ngăn không cho thi công vì chưa nhận được đền bù. Để kịp tiến độ, Bộ GTVT nhiều lần phải đứng ra cam kết đền bù, phối hợp với địa phương để bảo vệ thi công. Thậm chí, khi dự án gần xong, một số nơi, người dân không cho nhà thầu hoàn thiện vỉa hè, mương nước vì lo nhà thầu, chủ đầu tư không đền bù.

Sau khi dự án đưa vào sử dụng, Bộ GTVT liên tục chịu sức ép từ chính quyền các địa phương về vấn đề đền bù lu rung. Thậm chí, UBND tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi còn đệ trình lên Thủ tướng, đề nghị bố trí nguồn kinh phí để đền bù cho người dân.

Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường cho hay: Về nguyên tắc, việc đền bù rung nứt nhà dân trong quá trình thi công được tính vào bảo hiểm công trình. Thực tế, khi triển khai dự án, các đơn vị bảo hiểm đã tích cực kiểm đếm và chi trả đền bù cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, số lượng nhà dân bị ảnh hưởng bởi rung nứt vượt quá trách nhiệm chi trả của bảo hiểm.

Theo ông Trường, vì vậy, Bộ GTVT buộc phải tìm cách để xử lý tình huống này. Cụ thể, ngày 6/9 vừa qua, lãnh đạo bộ này có công văn gửi Thủ tướng kiến nghị cho phép sử dụng nguồn kinh phí giải phóng của dự án để chi trả đền bù, hỗ trợ nhằm chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng (ngoài phần thuộc trách nhiệm của bảo hiểm đã chi trả).

Trước đó, vào tháng 6 và tháng 8 năm 2015, Bộ GTVT cũng trình văn bản tương tự để các bộ ngành có ý kiến. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng tình với quan điểm của Bộ GTVT cho rằng, các quy định trước đây chưa đủ cơ sở để mua bảo hiểm đầy đủ cho bên thứ 3 (nhà của người dân bị ảnh hưởng). Bộ Xây dựng cũng đồng tình với đề nghị của Bộ GTVT (đền bù bằng chi phí giải phóng mặt bằng dự án). Tuy nhiên, Bộ Tài chính, Bộ TN-MT đề nghị thực hiện đúng theo hợp đồng bảo hiểm. Chính vì vậy, vấn đề đền bù lu rung cho hàng nghìn hộ dân đến nay vẫn chưa có lối thoát.

Theo Tiền Phong
TIN LIÊN QUAN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.