Long-form: Gian lận thi cử không 'chừa' quốc gia nào

Long-form: Gian lận thi cử không 'chừa' quốc gia nào ảnh 1
Long-form: Gian lận thi cử không 'chừa' quốc gia nào ảnh 2

Các giám thị ở Anh đã phát hiện 42% trường hợp gian lận liên quan đến các tiện ích của công nghệ như điện thoại di động và tai nghe giấu kín kể từ năm 2012 đến 2016 (từ 148 trường hợp gian lận năm 2012 lên 210 trường hợp năm 2016). Thực tế, ngày càng có nhiều sinh viên đại học Anh đang gian lận trong các kỳ thi với sự trợ giúp của các thiết bị công nghệ như điện thoại di động, đồng hồ thông minh và tai nghe ẩn

Năm ngoái, 1/4 số sinh viên bắt vì gian lận thi cử đã sử dụng thiết bị điện tử. Trong số những vụ vi phạm tồi tệ nhất ở Anh phải kể đến sinh viên Đại học Queen Mary London, nơi có 54 trường hợp gian lận – 2/3 trong số đó liên quan đến công nghệ. Tại Đại học Surrey, 19 sinh viên đã bị bắt vào năm 2016, 12 trong số họ có sử dụng thiết bị công nghệ. Đại học Newcastle, một trong số những trường có số vụ vi phạm lớn đã báo cáo 91 trường hợp gian lận  và 43% trong số đó có liên quan đến công nghệ.

Long-form: Gian lận thi cử không 'chừa' quốc gia nào ảnh 3

Ít nhất 17 sinh viên đã bị bắt gian lận trong các kỳ thi đã sử dụng đồng hồ thông minh và trường hợp học sinh sử dụng tai nghe ẩn hoặc máy ảnh thu nhỏ đã được báo cáo tại nhiều trường đại học. Một số trường đại học báo cáo là không có trường hợp gian lận nào trong 4 năm nhưng theo một chuyên gia, điều đó là “rất khó”.

Thomas Lancaster, phó giáo sư tại Đại học Staffordshire và một trong những chuyên gia hàng đầu của Anh về gian lận nói: “Những con số này chỉ cho thấy những gì được phát hiện và những sinh viên gian lận tinh vi sẽ không bị bắt, đặc biệt là có rất nhiều thiết bị mini hỗ trợ nên rất khó để phát hiện”.

Nhiều chuyên gia đồng tình, con số thực sự có thể cao hơn rất nhiều vì mức độ tinh vi cao trong các tiện ích mà học sinh sử dụng như máy ảnh mini, tai nghe nhỏ - có nghĩa là không phải tất cả các gian lận đều bị bắt.

Irene Glendinning, quản lý sinh viên tại Đại học Coventry đồng ý rằng, một số thiết bị hiện đại được sử dụng để gian lận gần như không thể phát hiện. “Tôi đã biết một trường hợp một học sinh sử dụng một cái tai nghe ẩn và cách duy nhất mà chúng được tìm thấy là khi các học sinh khác báo cáo lại giáo viên. Học sinh có mái tóc dài, che khuất thì không có cách nào chúng ta có thể phát hiện được”, cô nói.

Nhiều trang web công khai giao bán các thiết bị giúp sinh viên học sinh có thể tận dụng để gian lận. Một người bán hàng ở eBay đã giao bán một tai nghe micro không dây và cho biết nó có thể được sử dụng cho các nhà điều tra tư nhân, cán bộ thực thi pháp luật và sinh viên. Nó có giá $ 13,99 (£ 11).

Long-form: Gian lận thi cử không 'chừa' quốc gia nào ảnh 4

Một công ty khác, Monorean, quảng cáo tai nghe vô hình để gian lận trong các kỳ thi. Người đứng sau công ty bật mí: “Đối tượng bán hàng chính của chúng tôi  chủ yếu là sinh viên, nếu không muốn nói phần lớn là sinh viên. Hầu hết trong số họ đều phát ốm, mệt mỏi với hệ thống giáo dục, họ muốn qua các cấp học nhưng họ lại không thể nào “tiêu hóa” nổi các kỳ thi”. Ông cho biết những sinh viên ở Anh, Đức và Tây Ban Nha là một trong số những khách hàng tiềm năng của họ: “Chúng tôi bán được hơn 200 sản phẩm một năm cho Vương quốc Anh, một con số tương đối cao vì đây là sản phẩm tiện ích”.

Nhiều giám thị ở Anh đã được một số sinh viên và người điều tra về công nghệ “mách nước” về công nghệ. “Các thiết bị công nghệ cao đã cho phép nhiều cơ hội gian lận nhiều hơn và tinh vi hơn. Học sinh bây giờ lớn lên với công nghệ. Họ cảm thấy thoải mái sử dụng công nghệ, thoải mái gian lận một cách dễ dàng”.

Long-form: Gian lận thi cử không 'chừa' quốc gia nào ảnh 5

Quy tắc chống gian lận thay đổi từ trung học đến đại học. Một điểm chung ở hầu hết các trường ở Anh là điện thoại di động phải được tắt và đặt ngoài tầm với. Một số trường đại học cũng có các quy tắc cụ thể về đồng hồ thông minh. Ví dụ, trường Đại học Harper Adams ở Shropshire cho biết, trong kỳ thi, các nhà thám tử sẽ ra tay tìm kiếm chúng.

Tuy nhiên, một giáo sư ở Anh nghi ngờ rằng không phải 100% học sinh tuân thủ quy định: “Tại một trường đại học nơi tôi làm việc, học sinh không được phép mang điện thoại di động vào kỳ thi. Có những quy định nghiêm ngặt xung quanh việc này, nhưng theo định kỳ, học sinh có thể vào nhà vệ sinh và biến mất một thời gian vào một buồng kín. Khi họ trở lại chỗ ngồi của họ, họ như được thổi thêm sức mạnh và viết điên cuồng. Tôi luôn nghi ngờ rằng học sinh đang sử dụng nhà vệ sinh để tìm kiếm câu trả lời trên một thiết bị ẩn tinh vi nào đó, hoặc nhắn tin cho “người trợ giúp” ở bên ngoài”.

Cơ quan đảm bảo chất lượng cho giáo dục đại học nước Anh cho biết: “Rõ ràng công nghệ đeo ẩn chứa tiềm năng cho phép sinh viên không trung thực và lừa dối. Chúng tôi đang xem xét điều này và sẽ lưu ý với nhóm các chuyên gia đang giúp chỉ đạo công việc xử lý gian lận thi cử. ”

Mặc dù hình thức xử lý gian lận ở Anh phải trả giá khá đắt: Trong một số trường hợp, sinh viên có thể bị đuổi học, rời khỏi đại học mà không có bằng cấp? nhưng tình trạng gian lận vẫn không có chiều hướng thuyên giảm.

Long-form: Gian lận thi cử không 'chừa' quốc gia nào ảnh 6

Từ năm 2016, gian lận trong thi cử được coi là một hành vi phạm tội hình sự ở Trung Quốc và sinh viên có nguy cơ phải đối mặt với 7 năm tù giam. Một nhà giáo dục hàng đầu Trung Quốc nói với truyền thông địa phương: “Đây là cơ sở để Trung Quốc duy trì công bằng xã hội.

Theo Tân Hoa Xã, công việc chống gian lận trong các kỳ thi vào đại học ở nước này rất khó khăn khi mỗi năm, đất nước này có khoảng 10 triệu học sinh trung học chuẩn bị tham gia kỳ thi được gọi là “Gaokao”.

Long-form: Gian lận thi cử không 'chừa' quốc gia nào ảnh 7

Tại Ruijin, tỉnh Giang Tây của Trung Quốc, cơ quan này cho biết các biện pháp chống gian lận được sử dụng triệt để như: màn hình thử nghiệm, dụng cụ để quét giày của học sinh trước khi vào phòng thi, thiết bị chặn tín hiệu không dây cũng được đưa vào hoạt động… Các nhân viên cảnh sát cũng đang được triển khai tại các trung tâm thử nghiệm trên toàn quốc để tìm kiếm “hành vi nghi ngờ”.

Kỳ thi Gaokao rất được coi trọng ở Trung Quốc vì đây là một kỳ thi tiêu chuẩn để sàng lọc và chọn sinh viên cho các trường đại học trong nước. Vì thế, an ninh ở kỳ thi được thắt chặt một cách nghiêm khắc. 

Những năm gần đây, nhiều tổ chức trên thế giới đã kiểm soát chặt chẽ cuộc chiến chống gian lận thi cử, đặc biệt là trong kỷ nguyên internet và thời đại kỹ thuật số.

Long-form: Gian lận thi cử không 'chừa' quốc gia nào ảnh 8

Tại Mỹ, khoảng 85 sinh viên được báo cáo phải đối mặt với án kỷ luật sau một vụ bê bối gian lận tại Đại học bang Ohio. Theo “The Columbus Dispatch”, một cuộc điều tra của các quan chức đại học đã phát hiện ra các sinh viên thú y đã tìm  cách để chia sẻ câu trả lời về các bài kiểm tra tại nhà.

Trước đó, một nhóm sinh viên y khoa tương lai đã làm “chấn động” tin tức quốc tế sau khi một trường đại học Thái bị buộc phải hủy bỏ một loạt các kỳ thi tuyển sinh khi họ bị gian lận bằng cách sử dụng các tiện ích công nghệ cao. với máy ảnh và đồng hồ thông minh.

Nhiều trường đại học xác nhận rằng sinh viên gian lận được đưa vào danh sách đen, và họ bị đối mặt với một cuộc điều tra của cảnh sát.

Gần hơn, ở Anh, các trường đại học của Anh bùng lên “dịch đạo văn” sau khi một tờ báo của tờ The Times điều tra cho thấy gần 50.000 sinh viên bị bắt gian lận trong ba năm qua. Đại học Kent đứng đầu với số lượng trường hợp hành vi sai trái lớn nhất (1.947). Một phát ngôn viên của trường đại học cho biết họ đã có “hệ thống mạnh mẽ” tại chỗ để phát hiện bất cứ ai có thể đang cố gắng gian lận  và họ “sẽ không tha thứ cho  bất cứ hành vi sai trái nào trong học tập”.

TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.