Lũ lịch sử quét qua, nhà dân biến thành sông sâu

(Ngày Nay) - Lũ lịch sử quét qua xóa sổ hàng loạt nhà dân Bình Định, một số biến thành nhánh sông sâu khiến cuộc sống nhiều người lâm cảnh điêu đứng.
Hai mẹ con bà Nở đứng một góc nền ngôi nhà đã bị lũ dữ biến thành nhánh sông sâu.
Hai mẹ con bà Nở đứng một góc nền ngôi nhà đã bị lũ dữ biến thành nhánh sông sâu.

Sau hai tuần mưa lũ lịch sử quét qua, nhiều làng quê Bình Định vẫn còn chịu cảnh cô lập do nhà dân, đường làng bị xóa sổ biến thành sông sâu. 

Nhà biệt tăm sau lũ dữ

Dù cơn lũ lịch sử đã lùi xa nhưng vợ chồng bà Trần Thị Tứ (67 tuổi, ngụ thôn An Xuyên 3, xã Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ) vẫn còn chịu cảnh sống tạm bợ tá túc nhà bà con lối xóm.

Chỉ tay về phía cuồn cuộn nước xiết xuyên ngang làng chài trước mặt, bà Tứ bảo: "Giữa nhánh sông đục ngầu ấy từng là nhà của tôi". Chưa nguôi ám ảnh, bà thuật lại chiều muộn 16/12, lũ dâng cao bất ngờ ập về tràn vào nhà dân. Vơ vội vài bộ quần áo, dân làng An Xuyên 3 cuống cuồng ôm con nhỏ rời nhà dắt gia súc sơ tán khẩn cấp đến vùng cao tránh lũ.

"Sống ở làng chài hàng chục năm qua, chưa bao giờ tôi chứng kiến lũ dội về khủng khiếp như vậy. Nước rút, bà con tránh lũ trở về ai cũng sốc nặng vì nhà cửa biến mất thành nhánh sông sâu. 11 ngôi nhà đổ nát, cây cối gãy ngã tạo cảnh tượng hoang tàn nơi xóm nhỏ chẳng khác nào trận sóng thần vừa quét qua", bà Tứ kể. 

Suốt hai tuần qua, hơn 45 hộ dân xóm Xuyên Cỏ, thôn An Xuyên 3 (xã Mỹ Chánh) vẫn còn bị chia cắt, cô lập. Đường làng độc đạo dẫn vào xóm bị lũ dữ tàn phá hơn 40 m, khoét sâu 6 m mở thành nhánh đưa nước từ sông La Tinh xuyên ngang làng chài. Hàng ngày người dân, học sinh nơi đây đi lại làm ăn, đến trường học tập đều phải "lụy đò" vượt sông chảy xiết, nguy hiểm.

Lũ lịch sử quét qua, nhà dân biến thành sông sâu ảnh 1Lũ lịch sử xóa sổ nhiều nhà dân, biến đường làng thành sông sâu ở thôn An Xuyên 3 (xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ).

Trong khi chờ địa phương cấp đất tái định cư chuyển đến nơi ở mới, những ngày qua anh Nguyễn Thanh Tuấn (ngụ thôn An Xuyên 3) kêu gọi thanh niên làng chài bơm cát từ "nhánh sông mới" gia cố phần móng nhà còn lại.

"Lũ giật sập mất 2/3 ngôi nhà chìm hết xuống sông, ao đìa nuôi tôm bị nước xiết gây xói lở nặng. Do các con còn nhỏ, người thân lại ở xa nên tôi nhờ người bơm cát từ nhánh sông mới hình thành sau lũ giữ nền móng phần nhà còn lại để ở tạm qua ngày mưa gió", anh Tuấn thổ lộ. 

Nương nhờ nhà thờ sau lũ lịch sử 

Lũ dữ càn qua khiến hàng trăm hộ dân Bình Định bỗng dưng mất nhà cửa phải ở lều bạt, tá túc nhà người thân, bà con lối xóm, thậm chí nương nhờ nhà thờ.

Đồng cảnh ngộ với bà Tứ, sau khi tránh lũ trở về, bà Nguyễn Thị Nở cùng con trai Nguyễn Văn Đạt (17 tuổi, ngụ xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước) sững sờ ngã quỵ vì sông "nuốt chửng" ngôi nhà.

Lũ gây lở hơn 50 m đê, tạo nhánh sông sâu chảy xiết qua thôn Hữu Thành (xã Phước Hòa) cuốn trôi, gây sập ba nhà dân. Hoàn cảnh côi cút lâm cảnh trắng tay, hai mẹ con bà Nở đành đến nhà thờ Bình Lâm xin ở nhờ qua ngày mưa gió.

Bà Võ Hồng Thắm, Phó chủ tịch UBND xã Phước Hòa, cho hay tuyến đê bị lở không chỉ gây sập ba nhà dân mà còn cuốn trôi gia súc, gây chia cắt hơn 1.000 hộ dân ở thôn Hữu Thành và Bình Lâm.

Hàng ngày người dân nơi đây đi chợ Gò Bồi phải đi đường vòng xa hơn 2 km.

Theo nhiều người dân vùng lũ ở Bình Định, giờ đây nhà cửa không, tiền bạc không, việc làm cũng không, họ không biết bao giờ mới có thể trở lại cuộc sống bình thường như xưa.

Lũ lịch sử quét qua, nhà dân biến thành sông sâu ảnh 2Người dân bơm cát từ sông La Tinh gia cố nền móng phòng tránh phần nhà còn lại tiếp tục đổ sập. 

Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, trăn trở phải mất 5-10 năm mới khôi phục xong hậu quả các đợt lũ vừa qua.

Ông Dũng cho rằng bao nhiêu năm chắt chiu dành dụm, chỉ vài trận lũ là trôi sông, trôi bể hết. Tỉnh nghèo, điều kiện khó khăn, con đường tái thiết càng lắm gian nan.Trước mắt, tỉnh tập trung ưu tiên cho an sinh xã hội, sau đó khắc phục cơ sở hạ tầng giao thông, kênh mương thủy lợi để người dân kịp gieo trồng vụ Đông Xuân; sửa chữa trường lớp học đảm bảo điều kiện cho con em học tập....

Theo thống kê của tỉnh Bình Định, chưa đầy hai tháng, năm đợt lũ ập đến địa phương khiến 39 người chết, 10 người bị thương, thiệt hại tài sản lên đến 2.000 tỷ đồng. 

Theo Zing
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.