Máy bay Việt Nam hạ cánh khẩn cấp ở Hong Kong vì cảnh báo cháy

(Ngày Nay) - Chiếc máy bay hãng VietJet đang bay từ Đài Loan về Việt Nam phải hạ cánh khẩn cấp xuống Hong Kong (Trung Quốc) vì cảnh báo cháy giả ở khoang chở hàng.
 
 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chiều 30/8, một chiếc máy bay chở hơn 100 khách buộc phải hạ cánh khẩn cấp tại sân bay quốc tế Hong Kong sau khi xuất hiện báo động cháy lên trên tàu bay. Chiếc máy bay này thuộc hãng hàng không VietJet, bay từ Đài Loan tới Việt Nam.

Trao đổi với Zing.vn, đại diện hãng hàng không VietJet xác nhận thông tin trên. Chiếc máy bay gặp sự cố có số hiệu VJ885 bay từ Cao Hùng về TP.HCM ngày 30/8.

Khi phát sinh cảnh báo, tổ bay đã chuyển hướng hạ cánh tại sân bay Hong Kong để kiểm tra. Hãng này cho hay khi gặp sự cố trên máy bay có khoảng 100 hành khách.

Đại diện VietJet Air cho biết cảnh báo cháy là giả. "Máy bay đang chờ được cấp phép để bay về Việt Nam lúc 15h40", vị này cho hay.

Do có cảnh báo cháy trong khoang chứa hàng, tàu bay phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay quốc tế Hong Kong. Sau đó, lực lượng chức năng của sân bay này đã huy động xe cứu thương và xe cứu hỏa đến hiện trường. Sự cố không gây thiệt hại về người và tài sản. Các hoạt động của đường băng cũng như sân bay không bị ảnh hưởng.

Cơ quan chức năng tại sân bay Hong Kong cũng như VietJet đang tìm hiểu nguyên nhân xảy ra sự cố.

Sự cố máy bay hạ cánh khẩn cấp vì nghi cháy không hiếm. Vào đầu tháng 1, một chiếc máy bay bay từ Đài Loan (Trung Quốc) đến Singapore của hãng TigerAir phải hạ cánh khẩn cấp ở Tân Sơn Nhất vì mùi cháy khét trong khoang.

Các lực lượng chức năng của cảng Tân Sơn Nhất nhanh chóng triển khai nhiều công tác đảm bảo an toàn, an ninh.

Theo Zing
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.