Một năm thắng lớn của học sinh Việt trên trường quốc tế

(Ngày Nay) - Suốt hơn 40 năm qua, thành tích vang dội của các đoàn Olympic Toán, Vật lí, Hoá học năm 2017 của Việt Nam được đánh giá là cao nhất trong lịch sử bởi cả số lượng lẫn chất lượng Huy chương mang về. Những tấm huy chương cao quý của các em đã làm rạng danh trí tuệ Việt Nam trong hành trình mang chuông đi đánh xứ người.
Đội tuyển Olympic Toán học Việt Nam
Đội tuyển Olympic Toán học Việt Nam

Niềm vui dồn dập

Tham dự Olympic Toán quốc tế lần thứ 58, cả 6/6 thí sinh của Việt Nam đều giành Huy chương. 4 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng. Với kết quả này, Đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Toán học quốc tế năm 2017 đứng thứ 3 trên tổng số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự, sau Hàn Quốc và Trung Quốc, các vị trí thứ 4 và thứ 5 kế tiếp là Hoa Kỳ và Iran.

Đây là kết quả cao nhất trong lịch sử 43 năm Việt Nam tham dự Olympic Toán học quốc tế. Đặc biệt hơn, em Hoàng Quốc Hữu Huy, học sinh trường trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đạt điểm cao nhất (35 điểm) trong hơn 600 thí sinh dự thi Olympic Toán học quốc tế năm 2017, cùng 2 thí sinh của Nhật Bản và Iran.

Một năm thắng lớn của học sinh Việt trên trường quốc tế ảnh 1Đội tuyển Olympic Vật lý Việt Nam

Cuộc thi Olympic Hoá học quốc tế năm 2017, lần thứ 49 được tổ chức ở Vương Quốc Thái Lan, có 76 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự với tổng số 297 thí sinh. Đội tuyển Olympic Hoá học quốc tế của Việt Nam có 4 thí sinh dự thi cũng đều giành huy chương cao chót vót: 3 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc. Đây cũng là kết quả cao nhất của đội tuyển Việt Nam tham dự Olympic Hóa học quốc tế từ trước đến nay. 

Tương tự, tại kỳ thi Olympic Vật lí quốc tế năm 2017, “đánh bại” hơn 400 thí sinh của 86 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự, đoàn Olympic Vật lý Việt Nam đoạt 4 Huy chương Vàng; 1 Huy chương Bạc, đứng thứ 5 sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga và Singapore. Cũng như đoàn Olympic Hóa học và Olympic Toán học, kết quả này của đội tuyển Olympic Vật lí quốc tế là thành tích cao nhất từ trước đến nay.

Một năm thắng lớn của học sinh Việt trên trường quốc tế ảnh 2Đội tuyển Plympic Hóa học Việt Nam

Thành tích chưa dừng lại ở đó. Nhiều thí sinh trong đoàn Olympic năm nay giành “cú đúp” Huy chương Vàng liên tiếp. Đơn cử, thí sinh Đinh Quang Hiếu (lớp 12 THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) trong đoàn Olympic Hoá học. Ở kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2017, Hiếu đạt số điểm 92,13/100 và xếp thứ 9 trên tổng số 297 thí sinh dự thi của 76 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự. Trước đó, tại kỳ thi năm 2016 diễn ra tại Gruzia, Hiếu từng là một trong hai thí sinh giành được Huy chương Vàng. Thời điểm đó, dù mới chỉ lớp 11 và lần đầu tiên tham dự kỳ thi tầm quốc tế, Hiếu đã là người đạt điểm thi cao nhất đoàn Việt Nam với 89,764 điểm, đứng thứ 7/280 thí sinh tham dự Olympic Hóa học quốc tế năm 2016.

Ở môn Vật lý, Nguyễn Thế Quỳnh (học sinh trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp, tỉnh Quảng Bình) cũng trở thành thí sinh 2 năm liền làm được điều này. Kết thúc kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế năm 2017, Nguyễn Thế Quỳnh giành được tấm Huy chương Vàng với số điểm 29,95. Đây là tấm Huy chương Vàng thứ hai Quỳnh giành được tại các kỳ Olympic Vật lý quốc tế và huy chương thứ 3 trong khuôn khổ những cuộc thi mang tầm quốc tế.

Nỗ lực tạo nhân tài cho đất nước

Chia sẻ với báo chí, Giáo sư Ngô Bảo Châu khẳng định, “chúng ta có một lớp kế cận tài năng. Nếu tính về con số thì có thể thấy, Toán học Việt Nam cao hơn nhiều so với những nước có nền giáo dục Đại học phát triển hơn Việt Nam như Singapore về các bài báo quốc tế…”.       

Có được thành quả rực rỡ như năm nay, bên cạnh nỗ lực của bản thân các thí sinh thì phải kể đến công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường và các thầy, cô giáo đã không quản vất vả dìu dắt, sát cánh bên các em học sinh. Đó là một quá trình bền bỉ và cần nhiều tâm huyết, bắt đầu từ khâu phát hiện nhân tài, chọn lọc và bồi dưỡng. Tất cả đều phải có chiến lược cụ thể thì mới có được “quả ngọt” như ngày hôm nay.

Nhìn vào chiến thắng vang dội từ các đội tuyển Việt Nam tham dự Olympic quốc tế 2017, nhiều giáo viên khẳng định, công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi trong thời gian qua là hướng đi đúng đắn của ngành Giáo dục. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi và đào tạo có mũi nhọn rất cần tiếp tục được phát huy để thế hệ học sinh Việt Nam được cọ xát, khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. Đây cũng là cách để ngành Giáo dục đào tạo nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Theo ông Lê Quốc Hùng – Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Bà Rịa – Vũng Tàu) - một “cái nôi” cho “ra lò” nhiều học sinh giỏi quốc tế: Song song với giáo dục đại trà, chúng ta cần chú trọng đến giáo dục mũi nhọn và lựa chọn những học sinh xuất sắc để tham dự quốc tế, sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong tương lai, các em học sinh giỏi quốc tế sẽ là những nhân tố quan trọng để sáng kiến, sáng tạo và phát minh mới trong khoa học, kỹ thuật, nhất là hiện nay cuộc cách mạng 4.0 đang bùng nổ.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.