Mưa lũ ở Quảng Ninh: Bất chấp nguy hiểm, người dân ngụp dưới nước lũ đen ngòm vớt than

Cả trăm người dân hai phường Cẩm Sơn và Cẩm Phú đổ ra suối B5-12 nạo vét than bất chấp cảnh báo nguy hiểm từ chính quyền TP Cẩm Phả.
Mưa lũ ở Quảng Ninh: Bất chấp nguy hiểm, người dân ngụp dưới nước lũ đen ngòm vớt than
Mưa lũ khiến 16 mỏ than hư hại
Sau 3 ngày mưa lũ ở Quảng Ninh (từ 26-28/7), thiệt hại về tài sản do mưa lũ gây ra là trên 1.000 tỷ đồng, 23 người thiệt mạng và mất tích.
Theo Vietnamnet, tại khai trường mỏ than Hà Tu, nước lũ khiến hàng chục tấn đất đá đổ chèn lấp toàn bộ đường đi ở khai trường, 3 chiếc máy xúc bị kẹt cứng, không thể tiếp cận để di dời được.

Gần đó, ở khu vực vận chuyển của mỏ Hà Tu, dòng nước lẫn than đèn ngòm vẫn đang chảy xiết từ trên đỉnh đồi xuống. Đất đá sạt lở đã phủ kín, xoá bỏ toàn bộ tuyến đường sắt vận chuyển than từ mỏ này ra cảng Làng Khánh, lấp gần kín cả một toa (goòng) than. Các toa chở này bị chết cứng.

Mưa lũ ở Quảng Ninh: Bất chấp nguy hiểm, người dân ngụp dưới nước lũ đen ngòm vớt than - anh 1

Mỏ than Hà Tu bị tàn phá nặng nề do mưa lũ.

Tại các khai trường, mưa lớn đã làm ngập nhiều lò than như ngập ở điểm âm 175m (so với mực nước biển) của mỏ than Ngã Hai, công ty Than Quang Hanh, ngập lò mức âm 250m (so với mực nước biển) của khu than Đông Bắc Mông Dương thuộc Công ty Than Mông Dương.
Mưa lớn cũng uy hiếp sự an toàn của nhiều mỏ như mỏ Vàng Danh... Bề mặt mỏ Bắc Vàng Danh đã bị tàn phá, bởi nước như thác trút ào ào liên tục xuống.
Bùn đất ở chân bãi thải Đông Cao Sơn của mỏ than Cao Sơn đã bị nước cuốn trôi làm lấp cả suối thoát nước H10 và suối 9.9, làm bối lấp mặt bằng ở điểm dương 48 (48m so với mực nước biển) Công ty 790, thuộc Tổng công ty than Đông Bắc.
Bùn đất cũng bồi lấp và làm ngập mặt bằng ở điểm dương 7,5m của công ty CP Than Mông Dương.
Mưa lớn đã làm ngập 2 máy xúc, 2 máy khoan của 3 công ty than Hà Tu, Núi Béo, Đèo Nai. Đất đá bị mưa to cuốn theo đã làm lấp cả trạm xử lý nước thải ở điểm dương 25 Núi Nhện, Cọc Sau, Đông Bắc Mông Dương. Một số cột điện 6kV trong các mỏ than này cũng bị đổ.
Đặc biệt, tại các kho than, đê bao bảo vệ đã bị vỡ, sạt lở hàng chục mét khiến nước tràn vào cuốn cả than trôi ra ngoài.
Người dân ngụp dưới nước lũ đen ngòm để vớt than

Thông tin trên VnExpress, bất chấp cảnh báo nguy hiểm từ chính quyền TP Cẩm Phả, gần trăm người dân tiếc "vàng đen" trôi ra biển đã nghĩ đủ cách để vớt.

Mưa lũ ở Quảng Ninh: Bất chấp nguy hiểm, người dân ngụp dưới nước lũ đen ngòm vớt than - anh 2

Những người đàn ông to khỏe lao xuống dòng nước đen ngòm, lặn ngụp vét than.

Người dân dùng phên chắn ngang suối để hứng than. Một số người có điều kiện đưa cả máy xúc, ôtô ra xúc than từ dưới suối vận chuyển về nhà.

Mưa lũ ở Quảng Ninh: Bất chấp nguy hiểm, người dân ngụp dưới nước lũ đen ngòm vớt than - anh 3

Trong hai ngày 27-28/7, hàng nghìn tấn than đã được người dân thu gom.

Hiện tại, Quảng Ninh còn mưa nhỏ, lũ bắt đầu rút. Tuy nhiên, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, từ ngày 29/7 đến 03/8, ở các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to diện rộng, có nơi mưa rất to (đặc biệt là khu vực ven biển Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc).

Trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình từ ngày 30/7 đến 04/08 sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3 đến 7 mét, ở hạ lưu từ 2 đến 4 mét. Đặc biệt, trong đợt lũ này mực nước thượng lưu sông Thái Bình, sông Kỳ Cùng có khả năng lên mức báo động 2 đến báo động 3.
Lũ quét và sạt lở đất có nguy cơ cao xảy ra ở tất cả các tỉnh vùng núi phía Bắc, đặc biệt tại một số địa phương như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Sơn La, Hoà Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ.
Ngập úng ở các vùng trũng, thấp, ven sông, suối, ngập lụt ở đô thị có khả năng xuất hiện ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.

Xem thêm:

Chuyện ít biết về tượng Thần Tự Do trên nóc Tháp Rùa ở Hà Nội

Phó Chánh Thanh tra giao thông nhận hối lộ bị đề nghị truy tố

TPHCM: Cháy lớn thẩm mỹ viện 6 tầng lúc rạng sáng

Minh Hải (t/h)

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.