Nhọc nhằn giáo viên dạy trẻ khuyết tật

Không đơn thuần chỉ là người dạy chữ, những giáo viên chuyên biệt dạy dỗ trẻ khuyết tật còn chính là người cha, người mẹ, người bạn của các em học sinh có những số phận không may mắn này. Tuy nhiên, những gì mà họ nhận được nhiều lúc chưa tương xứng với công sức đã bỏ ra bởi chỉ những ai từng chứng kiến một ngày làm việc của những thầy, cô giáo ở đây mới hiểu hết nỗi vất vả, nhọc nhằn của nghề vừa dạy người, vừa dạy chữ này.
Nhọc nhằn giáo viên dạy trẻ khuyết tật

Cái nghề nó vậy…

Có thể nói, công việc dạy dỗ những em nhỏ bình thường vất vả một thì việc dạy dỗ những đứa trẻ ở trường chuyên biệt (gồm trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật) vất vả mười bởi theo cô Thanh Tâm, giáo viên Trường chuyên biệt Hồng Phúc (Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh), từng có bảy năm gắn bó với những học sinh không bình thường: “Nếu ai không có tình thương với các em chắc chắn sẽ không gắn bó nổi với công việc này được một tháng”.

Cùng chung tâm sự, cô Hồng Vân, giáo viên Trường chuyên biệt Niềm Tin (quận Phú Nhuận) lại cho biết: “Mặc dù tôi mới vào dạy được ba năm nhưng cũng đã trải qua những niềm vui nỗi buồn cùng các học sinh nơi đây. Theo đó, dù mỗi giáo viên chỉ phải kèm ba học sinh nhưng ngay từ những việc nhỏ nhất như xúc cơm, tập chào hỏi, bật tivi hay mỉm cười cũng phải dạy, khiến công việc của người giáo viên nhiều lên gấp bội. Nếu không gắn bó với trẻ suốt ngày thì sẽ không hiểu, không thấu được những hành động hay thói quen của trẻ để có hướng dạy dỗ và điều chỉnh thích hợp”.

Nhọc nhằn giáo viên dạy trẻ khuyết tật - anh 1

Nhọc nhằn giáo viên dạy trẻ khuyết tật. Ảnh minh hoạ

Rồi, vừa dừng lại một chút, vừa kéo một cậu học trò nhỏ vào lòng âu yếm, cô Vân vừa kể tiếp: “Đây là Hoàng Anh, tám tuổi nhưng bị bệnh chậm nói. Đến nay em cũng mới chỉ bập bẹ được vài ba từ không rõ âm tiết. Cha mẹ đưa đi khám thì bác sĩ bảo thanh quản em có khác thường một chút, giờ công việc còn lại là gia đình phải cùng em tập nói hằng ngày chứ y học cũng không thể can thiệp được. Vì cha mẹ đi làm suốt ngày nên công việc dạy nói cũng như giúp em hòa nhập với cuộc sống đều do tôi đảm nhiệm. Nhiều khi ngồi cả tiếng đồng hồ hỏi đủ thứ nhưng em không nói được mà mình vừa thương, vừa buồn nhưng nghĩ lại, cái nghề của mình là như vậy, chỉ biết cố gắng cùng các em mà thôi”.

Về mong muốn, cũng như nhiều giáo viên dạy ở các trường chuyên biệt trên thành phố khác, cô Vân không phải mong muốn đồng lương cao, chế độ đãi ngộ tốt mà đơn giản, cô chỉ mong các em học sinh của mình nên người, có thể hòa nhập được với cuộc sống bình thường, thì đó chính là niềm vui, sự công nhận của xã hội đối với mình rồi.

Còn nhiều gian nan

Theo một cán bộ ở Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, hiện nay toàn thành phố có khoảng 30 trường chuyên biệt với khoảng 3.000 học sinh. Đó đều là các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt như tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, bệnh đao, chậm nói… Mặc dù vậy, thực tế thì nhu cầu về việc học của những học sinh này còn lớn hơn và có nhiều trường chuyên biệt tư thục đã thành lập để đáp ứng nhu cầu của người dân. Riêng về chế độ lương thưởng của các giáo viên ở trường chuyên biệt thì được ưu đãi hơn so với giáo viên cùng ngạch khác khoảng 70%, nhưng thực tế, số tiền đó cũng chưa đủ bù đắp công sức và đóng góp mà họ phải bỏ ra. Hầu hết các giáo viên dạy ở trường chuyên biệt bám trụ được với nghề lâu năm đều là những người tâm huyết, coi công việc như trách nhiệm của bản thân vậy.

Có thể nói, mỗi một học sinh ở trường chuyên biệt là một câu chuyện đời, một số phận với nhiều khó khăn ngay từ thủa đầu đời và nhiệm vụ của những người giáo viên ở trường chuyên biệt là kiên trì dạy dỗ, nuôi dưỡng các em thành người. Công việc tưởng như đơn giản ấy mà thực tế lại rất gian nan, vất vả. Với họ, công việc nhiều khi không đơn thuần là những kiến thức sư phạm đã từng được học, mà còn là tình thương, là trách nhiệm, là sự kiên nhẫn và yêu thương để có thể đi cùng các em trong con đường hòa nhập nhiều khó khăn. “Như những học sinh bình thường, cứ tới cuối năm là lên lớp chứ nhiều học sinh chuyên biệt, có khi học mấy năm mà các em chưa tiếp thu được gì nên mình vẫn phải tiếp tục dạy dỗ, làm sao cho các em có thể nhận thức được mới thôi”, một giáo viên dạy ở Trường chuyên biệt Tân Thạnh (Cần Giờ) cho chúng tôi biết. Và đó cũng là lý do mà cô đã có 15 năm gắn bó với mái trường đặc biệt này.

Hợp tác cùng Thời Nay

Xem thêm:

Nữ sinh xuất sắc nhận học bổng của 7 trường đại học Mỹ

Lạng Sơn: Cô giáo mầm non nhốt trẻ ở ngoài bị sa thải

Nữ du học sinh Việt tại Đức vẽ tranh đẹp như họa sĩ

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.