Những điều ít biết về cụ ông tốt nghiệp trung học ở tuổi 70

Mấy ngày nay người dân ở vùng nông thôn ấp Tân Lợi, xã Tân Thanh, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) bàn tán xôn xao về chuyện ông lão đã 70 tuổi vừa tốt nghiệp THPT sau ba lần dự thi. Động lực nào thúc đẩy thí sinh “đặc biệt” này quyết tâm trong chuyện học hành, thi cử?
Những điều ít biết về cụ ông tốt nghiệp trung học ở tuổi 70

Thí sinh “đặc biệt”

Đó là ông Hồ Ngọc Cảnh, ngụ ấp Tân Lợi, xã Tân Thanh, huyện Giồng Trôm (Bến Tre). Ông là thí sinh lớn tuổi nhất ở tỉnh Bến Tre cũng như khu vực ĐBSCL vừa đỗ tốt nghiệp THPT năm 2015. Tiếp xúc với chúng tôi, ông Cảnh vui mừng cho biết: “Tui đã đậu tốt nghiệp THPT với số điểm vừa đủ”.

Cụ thể, số điểm của thí sinh “đặc biệt” Hồ Ngọc Cảnh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua là: Toán: 1,75; Ngữ văn: 3,00; Hóa học 4,00; Địa lý: 3,25. Tổng số điểm là 12 điểm, cộng với điểm học bạ năm học lớp 12 là 6,50; như vậy số điểm trung bình là 4,75. Tuy nhiên, do ông Cảnh là thí sinh lớn tuổi nên được ưu tiên 0,25 điểm, vì thế ông vừa đủ điểm đậu tốt nghiệp THPT. Bà Trần Thị Nho, Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre, nhìn nhận: “Điều đáng phục là hai kỳ thi trước ông Cảnh bị trượt nhưng ông vẫn quyết tâm học và thi lần thứ ba. Tinh thần học tập của ông Cảnh rất đáng khen ngợi”.

Những điều ít biết về cụ ông tốt nghiệp trung học ở tuổi 70 - anh 1

Nụ cười của ông lão 70 tuổi vừa đậu tốt nghiệp THPT năm 2015

Để có được tấm bằng THPT này, ông Cảnh phải vượt qua nhiều khó khăn. Trở ngại đầu tiên là sự phản đối của những người thân trong gia đình. Năm 2012, sau khi học xong khóa sơ cấp về Đông y, ông dự định mở cơ sở khám, chữa bệnh cho bà con trong vùng nhưng không thực hiện được do quy định phải có bằng tốt nghiệp THPT mới đủ điều kiện mở phòng khám. Lúc này, nhiều người khuyên ông từ bỏ ý định theo nghề Đông y, bởi tuổi đã cao làm sao đi học lại để “lo” cái bằng THPT.

Không buông xuôi, ông Cảnh tìm tới Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Giồng Trôm đăng ký học lớp 12. Sau gần một năm học tập, năm 2013, ông đi thi tốt nghiệp THPT cùng với… cháu ngoại. Khi bước vào phòng thi, các giám thị ngăn ông lại bởi ai cũng tưởng ông là phụ huynh. Đến khi ông đưa giấy báo thi ra tất cả mới ngỡ ngàng. Năm đó, cháu ngoại ông đỗ tốt nghiệp THPT và đỗ luôn vào đại học kiến trúc ở TP Hồ Chí Minh, còn ông trượt tốt nghiệp.

Vừa buồn vì thi rớt, vừa “quê” khi bị vợ cằn nhằn, nhưng ông càng quyết tâm thi cho đạt để chứng tỏ năng lực của mình. Ông âm thầm lên Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre xin thủ tục để được học lại. Tại đây, ông được một số cán bộ của sở hướng dẫn phương pháp học tập, cách ghi nhớ những con số, những phương trình… đối với người cao tuổi. Nhận được sự động viên ấy, ông càng có thêm nghị lực để học tập và tiếp tục thi lần thứ hai vào năm 2014. Kết quả ông vẫn bị trượt. Sau hai lần thi trượt, nhiều người cứ ngỡ ông sẽ bỏ cuộc, thế nhưng ông lão 70 tuổi vẫn lặng lẽ cắp sách tới trường đều đặn, để rồi lần thi THPT năm 2015 ông đã về đích một cách bất ngờ.

Ước mơ làm thầy thuốc

Ông Cảnh tâm sự: “Đậu tốt nghiệp THPT là mới đi được nửa chặng đường, trong khi nửa chặng đường còn lại sẽ vô cùng cam go, cần phải nỗ lực không ngừng mới hy vọng hoàn thành tâm nguyện”. Ông đang dự định liên hệ với các trường đại học hoặc các trung tâm bồi dưỡng… để theo học lớp trung cấp về Đông y một cách chính quy bài bản, bởi chữa bệnh giúp người nghèo khó là mơ ước của ông. Tuy nhiên, ngoài kiến thức đang có, cơ duyên với nghề thầy thuốc… thì cần phải học hành đàng hoàng, có kiến thức cơ bản mới chẩn đoán bệnh chính xác và chữa bệnh hiệu quả được. Ông Cảnh ý thức điều này rất rõ và quyết tâm đi học trung cấp Đông y nâng cao tay nghề.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hồng (67 tuổi, vợ ông Cảnh) chia sẻ: “Thật ra lúc đầu thấy ổng lớn tuổi nên không ai tin ổng còn đi học nổi, ngoài ra cả nhà muốn ổng nghỉ ngơi yên vui tuổi già, chứ chẳng ai để ổng vất vả làm chi. Tuy nhiên, ổng cứ làm theo ý thích của mình nên mọi người đành chịu. Không ngờ ổng thi đỗ, thiệt là hổng thể tin được. Hiện tại gia đình tui canh tác 4,5 công hoa lài tạm đủ trang trải cuộc sống. Do đó, chuyện theo học trung cấp Đông y của ổng giờ cả nhà đồng tình…”. Theo ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch UBND xã Tân Thanh, ông Cảnh thật sự là một tấm gương để nhiều người noi theo…

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm:

- Nữ sinh mất tích bí ẩn sau khi thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015

- Nghẹn ngào giây phút sinh viên ĐH Văn Lang đã qua đời được đặc cách trao bằng tốt nghiệp

- Cụ ông 91 tuổi mới tốt nghiệp trung học cơ sở

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.