Những người thầy đặc biệt không đứng trên bục giảng

(Ngày Nay) -Không đứng trên bục giảng nhưng họ vẫn được kính trọng gọi bằng “thầy”, bởi “trò” của họ là những học viên đang cai nghiện.
Giáo viên tỷ mỷ kiểm tra việc học viên thực hành làm mi mắt giả
Giáo viên tỷ mỷ kiểm tra việc học viên thực hành làm mi mắt giả

Nhiệm vụ của họ không chỉ đơn giản là người quản cắt cơn nghiện như nhiều người vẫn nghĩ, mà còn phải giáo dục, cảm hóa để những học viên nhận thức được sai lầm của mình. 

Nếu coi nghề người thầy đứng trên bục giảng nhà trường là “giáo dục đi”, tức là giáo dục đạo đức, văn hóa giúp hình thành nhân cách, trình độ cho con người thì những người “thầy” trong trung tâm cai nghiện đang thực hiện việc là “giáo dục lại”.

Không có một giáo án chung nào cho những người thầy đặc biệt này, mỗi phạm nhân phải là một “bài giảng” riêng. Thầy Trần Quang Huy, Phó phòng Giáo dục Trung tâm giáo dục lao động và xã hội tỉnh Quảng Ninh cho biết so với các giáo viên ở các trường THCS thì các giáo viên ở đây phải kiên nhẫn, chuyên tâm hơn rất nhiều lần. 

Làm “thầy” ở đây quan trọng là cái tâm, phải làm sao vừa tình cảm, gần gũi, mềm dẻo, nhưng cũng vừa cứng rắn để học viên tự ý thức được hành vi của mình mà thay đổi.

“Tôi vẫn dặn học viên cai nghiện xong cố gắng giữ không tái nghiện, nhưng nếu không giữ được thì quay lại trung tâm tránh cám dỗ của cuộc đời, tệ nạn xã hội. Trong thời gian gắn bó với học viên, đã có những người coi mình là người thầy, người cha, quyết tâm cai nghiện và quyết không quay đầu lại nữa” - thầy Trần Quang Huy chia sẻ.

Những ngày đầu, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Na không tránh khỏi bỡ ngỡ. Bởi cô mới 25 tuổi, lại làm công việc quản lý, giáo dục những học viên đang điều trị để cai nghiện, trong đó có những người mắc bệnh xã hội, truyền nhiễm.

Những người thầy đặc biệt không đứng trên bục giảng ảnh 1Giáo viên dạy lớp xóa mù chữ.

Làm thế nào để hiểu về họ, để họ tin tưởng mình và từ đó làm tốt vai trò của người quản lý, giáo dục ở trung tâm là việc không dễ. Hằng ngày, lên lớp với gần 100 học viên, cô Na không chỉ nhẫn nại tìm hiểu hoàn cảnh từng người, để ý những biến động về tâm lý mà còn phải lưu tâm đến sức khỏe của họ. Tuy tận tâm là vậy, nhưng không ít cái nhìn ác cảm của xã hội về nghề nghiệp giáo viên nơi đây.

Cô Nguyễn Thị Na tâm sự: “Nghề này nếu tâm huyết thì mình sẽ có cái nhìn khách quan. Tôi cũng không có ý định chuyển đi mà muốn gắn kết với nơi này. Nhiều anh em học viên có những động lực, muốn vượt qua khó khăn, cai nghiện thành công. Mình chia sẻ, gần gũi với anh em, đó cũng là niềm vui, tâm huyết của mình”.

Anh Trần Văn Quảng, học viên tự nguyện 18 tháng ở trung tâm chia sẻ, anh còn nợ những người “thầy” ở đây một lời cảm ơn. Thời gian đầu mới vào trung tâm anh đã được những người “thầy” quan tâm, chỉ dạy từ những điều nhỏ nhất, dành cho anh những chia sẻ để giúp anh nhận ra lỗi lầm để tỉnh thức sớm về với gia đình và đặc biệt sẽ không tái nghiện.

Đối với những người “thầy, cô giáo” đặc biệt của Trung tâm giáo dục Lao động và xã hội tỉnh Quảng Ninh khi một học viên ra khỏi trung tâm tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội chính phần thưởng, là những bông hoa tri ân cho công việc lặng lẽ của mình để những chặng đường tiếp theo sẽ có thêm động lực giảng dạy và đồng hành cùng những học viên mới giúp họ làm lại cuộc đời sau những vấp ngã.

Theo VOV

Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.