Những tập quán nên biết khi đi du học Trung Quốc

Bài viết dành tặng cho những bạn đã, đang và sẽ sang Trung Quốc du học. Việc trước khi lựa chọn cho mình một đất nước là điểm đến cho cuộc trinh phục tri thức của mỗi người hẳn là việc tìm hiểu về phong tục tập quán và văn hóa của nước đó.
Những tập quán nên biết khi đi du học Trung Quốc

Tuy Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, "núi liền núi, sông liền sông", văn hóa có phần nào chịu ảnh hưởng nhưng không phải bất kỳ phong tục tập quán nào của hai nước cũng giống nhau. Bài viết dành tặng cho những bạn đã, đang và sẽ sang Trung Quốc du học. Việc trước khi lựa chọn cho mình một đất nước là điểm đến cho cuộc trinh phục tri thức của mỗi người hẳn là việc tìm hiểu về phong tục tập quán và văn hóa của nước đó.

Treo chữ Phúc ngược cầu suôn sẻ, hạnh phúc

Những tập quán nên biết khi đi du học Trung Quốc - anh 1

Khi mới đến Trung Quốc, lúc Teen du học có dịp được tới thăm các gia đình người Hoa đã có rất nhiều bạn bỡ ngỡ và thắc mắc vì không hiểu sao nhà nào cũng treo chữ Phúc ở trước cửa, mà kì lạ là lại treo ngược, chứ không phải đúng chiều như nhà mình. Để giải đáp thắc mắc, bọn tớ đã hỏi một vài người dân Trung Quốc và được bật mí. Hóa ra, trong tiếng hoa, thì chữ “dzào” nghĩa là “ngược” (đảo lộn), đồng âm với chữ “dzào” nghĩa là “đến” (đi đến). Do đó, người dân Trung Quốc luôn có thói quen treo chữ Phúc ngược ở trước cửa nhà để cầu “Phúc đến nhà”.

Thậm chí, các cặp đôi teen Trung Quốc ngày nay còn có sở thích là khâu hoặc dán chữ Phúc đảo ngược lên đồ vật muốn tặng cho “người ấy”, để cầu cho chuyện tình cảm được suôn sẻ, luôn luôn hạnh phúc với nhau. Quan niệm đó xem ra có đôi chút mê tín nhưng cũng thú vị ra phết đây nhỉ?

Không nên lảng tránh trả lời những câu hỏi cá nhân

Khác với người phương Tây, người phương Đông nói chung và người Trung Quốc nói riêng khá khắt khe trong vấn đề giao tiếp. Trong khi chào hỏi không nên bắt tay chặt, mà thả lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước chứ không chào hỏi phụ nữ trước. Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó, rất không lịch sự, tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó.

Giống như người Việt Nam, khi gặp gỡ làm quen có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân, gia đình, thậm chí cả về mức lương. Nếu được hỏi như vậy thì bạn không nên lảng tránh trả lời. Những vấn đề liên quan tới chính trị không mấy được hưởng ứng khi đưa làm câu chuyện tán gẫu ở Trung Quốc, vì vậy tốt nhất đừng đề cập đến.

Khi chụp ảnh hãy nói “cà tím”

Những tập quán nên biết khi đi du học Trung Quốc - anh 2

Khá nhiều bạn sinh viên Việt Nam cảm thấy ngạc nhiên khi thấy ở Trung Quốc, ai cũng nói “cà tím” trước khi chụp ảnh. Lí do khá đơn giản, vì trong tiếng Trung, “cà tím” đọc là “qié zì”, khi phát âm từ này thì trông chúng ta như đang cười toe toét vậy, và các teen Trung Quốc đã áp dụng câu nói này trong mỗi lần chụp ảnh tập thể, để ai cũng có thể cười thật tươi, đồng đều và đẹp nhất.

Ẩm thực Trung Quốc cầu kỳ về cả nội dung lẫn hình thức

Cũng giống như người Việt Nam, người Trung Quốc thường có 3 bữa ăn trong ngày. Nhưng họ lại khá cầu kỳ về cả “nội dung” lẫn “hình thức” của từng món ăn. “Nội dung” ở đây được hiểu là chất lượng của món ăn. Ẩm thực Trung Quốc lấy đạo Khổng làm trung tâm. Nghĩa là dù là món ăn nào đi nữa cũng phải tuân theo thuyết quân bình âm dương, các món ăn hài hòa sẽ tốt hơn cho cơ thể. Trong đó, các món ăn đều được kết hợp khéo léo kết hợp với các loại gia vị, để không chỉ tạo ra những món ăn hấp dẫn mà còn phải tốt cho sức khỏe. Còn “Hình thức”ở đây chính là việc trang trí một các tinh xảo, bắt mắt, thu hút thực khách ngay ở cái nhìn đầu tiên.

Người ta thường nói “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật”, điều đó để thấy rằng ẩm thực Trung Quốc có một vị trí đặc biệt trên trường quốc tế. Ẩm thực cũng là một trong những chủ đề hấp dẫn nhất cho bất kỳ du khách nào đến Trung Quốc. Tuy nhiên, không chỉ có những phong cách đa dạng, ẩm thực Trung Quốc còn là có những triết lý nghệ thuật và những tập quán ăn uống độc đáo.

Ngoài ra, thói quen uống trà hoặc uống rượu cũng đã tạo nên một nét đẹp văn hóa ẩm thực của người Trung Quốc.

Một nét đặc sắc khác về văn hóa ẩm thực của đất nước Trung Hoa này, đó chính là Tết Đoan Ngọ hay ở Việt Nam mình còn gọi là ngày giết sâu bọ, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Nếu như trong ngày này, các gia đình ở Việt Nam mình chắc chắn phải có hoa quả và rượu nếp, thì bánh chưng lại là một món không thể thiếu trong các gia đình của người Trung Quốc. Bánh chưng của Trung Quốc nhỏ và bé hơn so với Việt Nam rất nhiều đấy.

Tương truyền rằng ở Trung Quốc ngày này là ngày thờ cúng ông Khuất Nguyên, một nhà thơ nổi tiếng của nước Sở (cách đây 2286 năm), ông là một người học rộng tài cao. Và hôm đó cũng là ngày lễ “vào hè” của người Trung Quốc, nhằm cầu mưa thuận gió hòa, tránh được thiên tai, dịch bệnh. Trong ngày này thì họ luôn tổ chức các lễ hội đua thuyền và gói bánh chưng.

Các teen Trung Quốc còn đồn rằng, vào ngày này nếu ăn bánh chưng thì không những được khỏe mạnh hơn, tránh được các dịch bệnh, mà còn thông minh và học giỏi hơn nữa.

Bắn pháo hoa trong đám ma

Thói quen bắn pháo hoa trong dịp tang lễ này cũng là một phong tục khá phổ biến ở rất nhiều tỉnh của Trung Quốc, thậm chí là cả Bắc Kinh và Thượng Hải hay các thành phố lớn cũng có. Nguyên do là vì người Hoa cho rằng, tang lễ không phải là một chuyện buồn, mà là một việc vui, vì người ta quan niệm chết đi không phải là kết thúc, mà khi chết đi là con người đã được chuyển sang một thế giới khác, và họ bắn pháo hoa để cầu cho linh hồn của người chết có thể được lên trời. Cũng có người lại giải thích rằng họ làm thế vì tiếng pháo hoa sẽ xua đuổi được ma quỷ, giúp cho ma quỷ không thể quanh quẩn nơi họ sống và không thể làm hại đến gia đình họ.

Xem thêm:

- Học tiếng Hán tại trường nào ở Trung Quốc là tốt nhất?

- Du học TQ những lo lắng cần được giải đáp

Tuấn Minh (t/h)

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.