Nữ sinh bị cưa chân oan đậu Đại học Luật

(Ngày Nay) - Với tổng điểm 3 môn Văn, Sử, Địa đạt 24,5 điểm, em Lê Thị Hà Vi (nữ sinh bị cưa chân do sự tắc trách của bác sĩ) chính thức đậu vào trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Hà Vi chính thức trở thành tân sinh viên trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Hà Vi chính thức trở thành tân sinh viên trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

Vượt qua biến cố lớn nhất của cuộc đời khi bị cưa bỏ đi chiếc chân phải do sự tắc trách của bác sĩ tuyến huyện, em Lê Thị Hà Vi (lớp 12A5, trường THCS&THPT Đông Du, tỉnh Đắk Lắk) đã nỗ lực vượt qua khó khăn, từng ngày vươn lên, phấn đấu trong học tập để chính thức bước vào mái trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

Gặp Hà Vi trong những ngày này, người thân hàng xóm ai cũng vui mừng khi em vừa nhận được thông báo trúng tuyển vào trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Không giấu được niềm vui khi đậu vào ngôi trường mình mơ ước, Hà Vi cho biết điểm thi khối C (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) kỳ thi THPT quốc gia của em đạt 24,5 (chưa tính điểm ưu tiên). Trong đó, Ngữ văn 7,75, Lịch sử 9 và Địa lý 7,75 điểm.

Nữ sinh bị cưa chân oan đậu Đại học Luật ảnh 1

 Hà Vi nhận được thông báo trúng tuyển ngành Luật của trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

“Hôm nhận được thông báo trúng tuyển, em cùng gia đình nhảy lên vui sướng vì tâm nguyện của em đã thành hiện thực. Để trở thành tân sinh viên của Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh em đã phải cố gắng rất nhiều. Tuy nhiên đây mới chỉ là một đoạn đường ngắn, còn chặng đường dài phía trước vẫn đang chờ đợi em. Em còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa để không phụ lòng bố mẹ, thầy cô đã giúp đỡ suốt thời gian qua”, Hà Vi tâm sự.

Chia sẻ về bí quyết đạt được điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Hà Vi cho biết, đối với môn Lịch sử, em đã được chính cô giáo trên lớp truyền cảm hứng bằng những bài dạy hay, thiết thực kèm theo những câu chuyện lịch sử vô cùng thú vị. Từ đó, em thích môn học này và thường chia lịch sử thành các giai đoạn, phân theo sự kiện, cột mốc lớn nhỏ để dễ nhất. Ngoài ra, em cũng hay xem các bộ phim tư liệu về lịch sử, tài liệu liên quan để hiểu câu chuyện và bản chất vấn đề.

Riêng với môn Ngữ văn, Hà Vi cho rằng kiến thức ở sách giáo khoa rất quan trọng nên em luôn cố gắng, chăm chú các bài giảng trên lớp và đọc nhiều tài liệu, rèn thêm bằng cách tự làm các đề thi của các năm và tự củng cố kiến thức xã hội để áp dụng trong bài thi của mình.

Còn Địa lý là môn học mà Hà Vi yêu thích và học tốt nhất nhưng em cho rằng kết quả thi môn Địa vừa qua em vẫn chưa thực sự hài lòng do tâm lý ngày thi hôm ấy em chưa thực sự tốt.

Nữ sinh bị cưa chân oan đậu Đại học Luật ảnh 2

Bố mẹ Hà Vi rất vui, tự hào khi con gái luôn cố gắng không ngừng trong học tập.

Thế nhưng, trước số điểm 24,5, Hà Vi hoàn toàn bất ngờ. Ông Lê Văn Long (bố của Hà Vi) cho biết, để có được thành quả như ngày hôm nay, là sự cố gắng không biết mệt mỏi của con gái.

“Mới lên lớp 10 cháu đã phải chịu đựng nổi đau về thể xác. Vợ chồng tôi luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho con được học tập… luôn sát cánh bên con mỗi ngày buồn vui. Hay tin con đậu trường mà con mơ ước, gia đình tôi vui và hạnh phúc lắm. Sắp tới con học xa nhà, tôi cũng nhiều bộn bề, lo lắng lắm chỉ mong sao con gái có thể học tập tốt, thích nghi với môi trường mới và luôn khỏe mạnh, bình an”, ông Long nói.

Còn thầy Nguyễn Phú - Tổ trưởng Tổ Sử - Địa - Công dân, trường THCS&THPT Đông Du, cho biết: “Hà Vi là một học sinh có lực học tốt, luôn chăm chỉ học tập, tập trung ôn luyện rất nghiêm túc trong kỳ thi THPT quốc gia nên khi biết kết quả em trúng tuyển vào Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh khiến trường không quá bất ngờ. Kết quả này hoàn toàn xứng đáng cho sự cố gắng, nỗ lực của em trong suốt quá trình học tập và nhà trường rất tự hào về em, Hà Vi chính là tấm gương cho rất nhiều học sinh khác noi theo”.

Nữ sinh bị cưa chân oan đậu Đại học Luật ảnh 3

 Hà Vi không muốn nhớ đến đôi chân khiếm khuyết của mình.

Giữa niềm vui ngập tràn, Hà Vi dường như không muốn nhớ đến đôi chân khiếm khuyết của mình. Cô nữ sinh nhỏ nhắn nở nụ cười, đưa vội ánh mắt về phía xa như muốn “ném” hết buồn phiền, quá khứ đau buồn của mình đi để chào đón một tương lai tươi sáng.

“Suốt 2 năm theo học ở trường, em nhận được sự giúp đỡ, động viên rất lớn từ ban giám hiệu, các thầy cô và bạn bè. Đặc biệt, em có điểm tựa vững chắc là gia đình nên em luôn tâm niệm mình luôn phải cố gắng mỗi ngày”, Hà Vi tâm sự.

Từ một cô gái nhút nhát sau biến cố lớn trong cuộc đời, giờ đây, Hà Vi đã chững chạc, suy nghĩ lạc quan. Có lẽ sự quan tâm của cộng đồng sau những khó khăn đã giúp em thêm tin về những điều tử tế trong cuộc sống.

Trưa ngày 6/3/2016, trên đường đi học về, em Lê Thị Hà Vi bị tai nạn giao thông, người gây ra tai nạn đã bỏ trốn khỏi hiện trường. Sau đó, Vi được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk) và được chẩn đoán vỡ mâm chày xương cẳng chân phải.

Quá trình điều trị tại bệnh viện này đã khiến chân của em Vi bị hoại tử và phải cưa bỏ hoàn toàn để bảo toàn tính mạng.

Sau hơn 1 tháng nằm viện điều trị tại TPHCM, em Hà Vi đã được trường THCS & THPT Đông Du (tỉnh Đắk Lắk) trao suất học bổng miễn giảm 100% chi phí ăn ở và học tập tại trường để giúp em thuận lợi trong quá trình học tập.

Tổng hợp

Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.
Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.