Ông Nguyễn Thiện Nhân: 'TP HCM bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu'

(Ngày Nay) - Bí thư Thành ủy TP HCM khẳng định thành phố chủ trương xây dựng đô thị thông minh, đặt mục tiêu quan trọng là bảo vệ môi trường bởi là một trong 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu.
Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị.
Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị.

Sáng 11/5, tại hội nghị chuyên đề IPU khu vực châu Á - Thái Bình Dương về ứng phó với biến đổi khí hậu, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, thành phố đang đối mặt với thách thức mang tính thời đại là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Dẫn đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) ông Nhân nói, TP HCM là một trong 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Tác động mạnh nhất đến thành phố là nhiệt độ, lượng mưa và triều cường.

"Tình trạng ngập lụt ở đô thị, xâm nhập mặn ngày càng sâu vào thượng nguồn, nước biển dâng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, nguồn cung cấp nước sạch, cơ sở hạ tầng và đời sống nhân dân thành phố", ông Nhân nói.

Ông so sánh, trên một km2, TP HCM có số dân, chất thải sinh hoạt, nhu cầu nước sinh hoạt và mật độ giao thông gấp 17 lần bình quân cả nước. "Đây thực sự là những thách thức rất lớn cho việc đảm bảo môi trường sống tốt cho người dân và làm cho thành phố nhạy cảm hơn với tác động của biến đổi khí hậu", ông cho hay.

Bí thư TP HCM khẳng định tầm quan trọng của thành phố trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế của cả nước và là cửa ngõ giao thương kinh tế, văn hóa của Đông Nam Á. Từ đó, vấn đề biến đổi khí hậu càng trở thành nỗi thách thức cho sự phát triển chung.

Người đứng đầu Thành ủy TP HCM cho biết, thành phố đã sớm nhận thức được thực trạng, đồng thời đã có chủ trương, chính sách để ứng phó với biến đổi khí hậu ở nhiều mức độ, nhiều lĩnh vực như: quy hoạch, năng lượng, giao thông, xây dựng, quản lý chất thải, quản lý nước, nông nghiệp. 

Theo đó, thành phố đã tham gia hoạt động của Tổ chức C40 (tổ chức nhóm nhà lãnh đạo các thành phố trên thế giới có cam kết giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu), tham gia các hoạt động nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính; đồng thời phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nghiên cứu xây dựng các thể chế, tạo hành lang pháp lý thực hiện Thỏa thuận Paris năm 2015.

TP HCM cũng sẽ hợp tác với thành phố Osaka (Nhật Bản) trong chương trình phát triển thành phố phát thải cac-bon thấp, với thành phố Rotterdam (Hà Lan) trong chương trình phát triển về hướng biển thích ứng với biến đổi khí hậu.

"Chúng tôi quyết định chủ trương xây dựng TP HCM thành đô thị thông minh của Việt Nam. Trong đó, việc giám sát tác động các chỉ số môi trường và giám sát của mọi người dân được triển khai mọi nơi, góp phần bảo vệ môi trường sống lành mạnh cho người dân", Bí thư TP HCM khẳng định.

Tại hội nghị, ông Saber Chowdhury, Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) khẳng định biến đổi khí hậu là vấn đề chung của toàn cầu, tác động đến mục tiêu phát triển bền vững của thế giới.

Hiện, 80% thiên tai là do biến đổi khí hậu, hơn 88% người dân bị ảnh hưởng thiên tai ở châu Á - Thái Bình Dương trong 45 năm qua với 2 triệu người chết vì thiên tai. Thiệt hại kinh tế từ biến đổi khí hậu lên tới 1.000 tỷ USD.

"Các quốc gia cần đưa ra chiến lược năng động hơn để ngăn chặn thiên tai, những mục tiêu phát triển bền vững không chỉ đạt được ở châu Á - Thái Bình Dương mà phải là ở toàn cầu", ông Saber Chowdhury bày tỏ.

Trước đó, phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, các đại biểu tham dự đến từ các nghị viện các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cùng các tổ chức quốc tế và khu vực. Kết quả của hội nghị chuyên đề IPU khu vực về Ứng phó với biến đổi khí hậu - Hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững do IPU và Quốc hội Việt Nam tổ chức sẽ được chuyển đến Đại hội đồng IPU để chia sẻ đến các thành viên.

Theo bà Ngân, Quốc hội Việt Nam đã thống nhất với IPU nội dung của chuyên đề lần này gồm: thảo luận về các mục tiêu phát triển bền vững, tập trung vào mục tiêu về bình đẳng giới và sức khỏe trong bối cảnh biến đổi khí hậu; thảo luận thách thức, cơ hội và hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; các cam kết quốc tế và vai trò của các cơ quan lập pháp; việc huy động nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Hội nghị diễn ra từ 11 đến 13/5 tại TP HCM.

Theo Vnexpress
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.