Sự thật việc nhiều người hóa điên vì lấp giếng

Nhiều chuyện lạ lùng liên tiếp xảy ra khi một chiếc giếng cổ bị lấp đi để làm đường khiến dư luận xôn xao.
Sự thật việc nhiều người hóa điên vì lấp giếng

Chuyện lạ lùng "điên đảo" ở làng quê

Tuy là một ngôi làng nhỏ bé nhưng làng Bích Đoài (Thái Thụy, Thái Bình) lại có rất nhiều giếng cổ. Tất cả số giếng trên đều được xếp đá cuội từ đáy lên trong khi ở địa phương không hề có đá cuội. Nhiều người dân trong làng tin rằng những chiếc giếng này không chỉ đơn giản được đào để lấy nước mà còn liên quan tới phong thủy, trấn trạch.

Theo chân ông Nguyễn Thế Anh, một người dân trong vùng, tôi dạo qua một vòng quanh làng để tham quan những chiếc giếng cổ mà niên đại của chúng dễ đến cả nghìn năm. Hầu hết những chiếc giếng này đều có kích thước khá lớn, trong số đó, nhiều giếng đã được người dân tu sửa phần trên để sử dụng.

Giếng có từ thời xa xưa trong khi làng quê đã thay đổi quá nhiều cho nên sau khi xây dựng, phát triển, có giếng nằm trong nhà dân, có giếng nằm trong chùa, có giếng lại nằm cạnh đường đi hay trên khu đất trống.

Sự thật việc nhiều người hóa điên vì lấp giếng ảnh 1

Làng cô Bích Đoài xôn xao vì chuyện lạ.

Ông Thế Anh cho biết, bởi nước trong những giếng này bốn mùa không bao giờ cạn, nước trong vắt quanh năm cho nên phần nhiều vẫn được người dân sử dụng lấy nước sinh hoạt. Bên cạnh đó, giếng cũng tạo cảnh quan đẹp đẽ, thanh bình chốn quê kiểng nên chẳng ai muốn phá bỏ.

Điều lạ lùng là tất cả số giếng này đều được xếp đá cuội bao quanh thành giếng từ đáy lên trong khi đó, ở làng Bích Đoài và các vùng lân cận đều không có đá cuội. Hơn nữa, đá cuội lại được xếp theo quy tắc và rất chắc chắn, trải qua tháng năm không hề bị hư hại.

Người dân ở đây cho biết: "Cách đây không lâu, một trong số những chiếc giếng lớn kể trên là chiếc giếng nằm ở phía đông đình làng Bích Đoài, có một phần nằm trong khuôn viên nhà ông Nguyễn Thế Sô đã bị lấp đi để làm đường bê tông

Theo đó, sau khi giếng bị lấp, nhà ông Sô bỗng dưng xảy ra nhiều chuyện rối rắm. Đứa con trai mới đi bộ đội về không hiểu sao chết bất đắc kỳ tử. Không chỉ nhà ông Sô mà nhiều gia đình trong xóm 9 cũ (xóm Đông Đình) cũng liên tục gặp phải chuyện không hay. Nhiều người đang bình thường bỗng dưng điên dở hoặc bệnh tật rồi qua đời mà không rõ nguyên nhân.

Lỗi không thuộc về giếng cổ

Bởi những trường hợp khó hiểu như vậy xảy ra khá nhiều trong một thời gian ngắn cho nên người dân trong xóm "đổ lỗi" tất cả những chuyện đau lòng trên là do việc lấp giếng.

Nói về vấn đề này, ông Bùi Văn Vương (Trưởng thôn Bích Đoài) cho biết: "Hiện nay, ở thôn Bích Đoài vẫn còn khoảng hơn chục chiếc giếng cổ được cho là do người Trung Quốc xây dựng từ thời xa xưa. Trong số đó, có 4 chiếc giếng lớn với đường kính lên tới 6m và gần chục chiếc giếng nhỏ hơn phân bố rải rác trong làng ở các đình chùa miếu mạo, cạnh đường đi hoặc nằm trong khu vực thuộc quản lý của nhà dân”.

Sự thật việc nhiều người hóa điên vì lấp giếng ảnh 2

Một trong những chiếc giếng ở ngồi làng này.

Theo lời kể của ông Vương, những chiếc giếng này, lúc nào cũng có nước, không bao giờ cạn và phần nhiều vẫn được người dân sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. “Hồi còn nhỏ, tôi cũng nghe người lớn kể lại rằng đó là giếng do người Trung Quốc đào để trấn trạch. Nhưng cũng chỉ là những câu chuyện truyền tai nhau, chưa được kiểm chứng qua thực tế” – ông Vương chia sẻ.

Xét về khía cạnh văn hóa thì những giếng nước cổ có từ thời khai thiên lập địa có giá trị văn hóa lịch sử vô cùng to lớn đối với các làng quê Việt Nam. Trong thời đại ngày nay khi các hệ thống nước máy hiện đại đã được phổ biến ở khắp nơi, rất ít giếng làng còn giữ được mục đích sử dụng ban đầu của nó. Ngoài những giếng làng đã bị lấp, bị bỏ quên, bị ô nhiễm, rất nhiều giếng nước vẫn được gìn giữ như một báu vật văn hóa tạo nên nét đẹp riêng, đặc trưng cho các làng quê Việt Nam.

Xung quanh sự việc một số ý kiến dư luận cho rằng những giếng nước cổ ở làng Bích Đoài là giếng trấn yểm của người Tàu được xây dựng trong thời cổ xưa nhằm mục đích kìm hãm người tài trên vùng đất đó; hiện tượng người trong làng bất ngờ bị thiệt mạng hoặc bị tâm thần, ông Vương cho rằng, đó là những lời đồn đại không có tính khoa học.

Vị trưởng thôn này khẳng định những chuyện thần bí xung quanh những chiếc giếng cổ được cho là giếng trấn yểm của người Trung Quốc ở thôn Bích Đoài chỉ là những thông tin mang tính thêu dệt của người dân bởi chúng chưa được khoa học kiểm chứng và xác minh một cách rõ ràng. Chính quyền sẽ tích cực tuyên truyền để trấn an người dân trước những thông tin không chính xác, gây hoang mang dư luận.

Hồng Minh

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.