Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương

Trải qua hơn 110 năm tồn tại và phát triển, giờ đây trước yêu cầu về đảm bảo môi trường, Nhà máy liên hợp dệt Nam Định phải di dời về khu công nghiệp Hòa Xá làm nhiều người tiếc nuối.
Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 1

Nhà máy dệt Nam Định từng là một cơ sở nghiên cứu về tơ lụa, do Toàn quyền Đông Dương De Lanessan lập ra. Ảnh: Công Đạt

Nhà máy Dệt lụa Nam Định từng được biết đến là nhà máy lớn nhất xứ Đông Dương. Nhà máy có tiền thân là một cơ sở nghiên cứu về tơ lụa, do Toàn quyền Đông Dương De Lanessan (1887–1888) lập ra.

Đến năm 1898 Toàn quyền Paul Doumer cho phép lập một nhà máy tơ chạy bằng hơi nước với sáu lò hơi đặt ngay tại trung tâm Tp. Nam Định.

Tới năm 1924, nhà máy có 6.000 công nhân. Cuối năm 1939 nhà máy đã có tới 3 nhà sợi, 3 nhà dệt, một xưởng nhuộm, một xưởng chăn, một xưởng cơ khí và một xưởng động lực.

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 2
Hiện tại, một số phân xưởng dệt và sợi vẫn hoạt động trong khuôn viên Nhà máy dệt Nam Định. Ảnh: Công Đạt
Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 3
Ngoài phân xưởng nhuộm với mức độc hại cao đã ưu tiên di dời trước sang khu công nghiệp Hòa Xá, những công đoạn khác của Nhà máy dệt Nam Định vẫn hoạt động bình thường. Ảnh: Công Đạt
Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 4
Người công nhân phân xưởng sợi bên chiếc máy dệt có tuổi thọ lớn tuổi một đời người. Ảnh: Công Đạt
Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 5
Một góc nhà máy sợi trong khu tổ hợp hiện tại vẫn đang hoạt động. Ảnh: Công Đạt
Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 6
Sợi vải được kéo lên máy dệt theo quy trình tự động hoàn toàn. Ảnh: Công Đạt
Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 7
Bên cạnh khu công trường Nhà máy đang phá dỡ, công nhân vẫn làm việc ở khu nhà xưởng cũ trong khi chờ chuyển sang khu công nghiệp mới. Ảnh: Công Đạt
Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 8
Cô Trần Thị Kim Yến (48 tuổi) người đã gắn bó với Nhà máy dệt Nam Định 25 năm. Đối với cô Yến, Nhà máy dệt không chỉ là nơi mưu sinh mà còn là nơi lưu giữ nhiều kỳ niệm về thời tuổi trẻ sôi nổi xây dựng đất nước. Ảnh: Việt Linh

Ông Nguyễn Văn Miêng, Giám đốc Tổng công ty Cổ phần dệt may Nam Định lần giở cuốn sổ ghi chép cá nhân, chậm rãi kể lại cho chúng tôi nghe những câu chuyện lịch sử của Nhà máy: "Năm 1954, dệt lụa Nam Định được Nhà nước tiếp quản và đổi tên thành Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định.

Khi chúng tôi về nhận tiếp quản Nhà máy phần lớn máy móc đều bị tàn phá hết cả, chỉ còn sót lại rất ít máy móc hoạt động được. Chỉ tới khi có sự trợ giúp của Nhà nước nâng cấp thì những sản phẩm chủ yếu thời bấy giờ được sản xuất là vải pho, vải xi và vải lụa đen cung cấp cho thị trường miền Bắc”.

Kể về thời kỳ khó khăn của Nhà máy trong kháng chiến chống Mỹ, có lẽ không ai hiểu tường tận hơn những người công nhân trực tiếp làm việc trong thời kỳ này.

Ông Nguyễn Văn Sớm (78 tuổi) đã từng làm công nhân trong Nhà máy kể lại: “Thời kỳ giặc Mỹ tiến hành Chiến tranh phá hoại Miền Bắc năm 1965, Nam Định là một trong những địa phương bị bắn phá ác liệt.

Nhiều phân xưởng vừa được phục hồi sản xuất chưa lâu nay lại tan hoang vì bom đạn. Nhà máy phải chia thành nhiều đơn vị nhỏ và đi sơ tán nhiều nơi để tiếp tục sản xuất, chỉ để lại phân xưởng sợi và một phần phân xưởng dệt vừa tiếp tục sản xuất vừa chiến đấu”.

Sau khi chiến tranh đi qua, Nhà máy liên hợp dệt Nam Định bước vào thời kỳ ổn định sản xuất. Nhờ có những giải pháp mạnh dạn để thay đổi phương thức kinh doanh sản xuất như vay vốn ngân hàng để nhập khẩu máy móc, tơ, sợi và thuốc nhuộm để đa dạng hóa mặt hàng, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong nước để hoàn thiện sản phẩm. “Có thời điểm đỉnh cao nhất, nhà máy dệt Nam Định tạo công ăn việc làm cho tới gần 18.000 người, chiếm 10% dân số Thành Nam”.

“Trong khuôn viên Nhà máy thời ấy còn có cả trường mẫu giáo cho con em công nhân 3 ca/ngày, trường tiểu học, cấp 2, cấp 3, trường dạy nghề, bệnh viện, khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng. Nhà máy giống như một xã hội thu nhỏ vậy. Thậm chí mỗi khi đến kỳ trả lương cho công nhân là giá cả trong Tp. Nam Định lại một lần chao đảo….” Ông Nguyễn Văn Miêng nhớ lại.

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 9

Hội trường Nhà máy sợi mang đậm nét kiến trúc Pháp cổ, nơi diễn ra những cuộc họp giao ban, hội nghị hội thảo của ban lãnh đạo Nhà máy với công nhân. Ảnh: Công Đạt

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 10

Với nhiều người dân Nam Định, đặc biệt là những ai đã từng làm việc, gắn bó tuổi thanh xuân khi nhắc đến quá khứ vàng son lẫy lừng của Nhà máy đều không khỏi bồi hồi xúc động. Ảnh: Việt Linh

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 11

Những khẩu hiệu, biểu ngữ gắn bó với công nhân Nhà máy dệt nhiều thời kỳ vẫn được giữ đến ngày nay. Ảnh: Việt Linh

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 12

Khu vực trụ sở cũ của nhà máy dệt đã xuống cấp trầm trọng, chỉ nay mai sẽ được phá dỡ. Ảnh: Việt Linh

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 13

Những khung cửa phủ đầy bụi bông, nhuốm màu thời gian và hoài niệm. Ảnh: Công Đạt

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 14

Một góc mái nhà xưởng với kiến trúc độc đáo. Ảnh: Công Đạt

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 15

Khu vực áp mái, những ô cửa kính bám đầy sợi tơ, chứng tích của một thời kỳ "vàng son'"của Nhà máy. Ảnh: Công Đạt

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 16

Toàn bộ phần ngoài của khu Nhà máy dệt đã được phá dỡ, san phẳng. Ảnh: Công Đạt

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 17

Trên nền đất cũ, nhiều công trình, kỷ vật gắn với sự tồn tại và phát triển lịch sử của Nhà máy sẽ được giữ lại. Theo Tổng giám đốc Nguyễn Văn Miêng, cây bàng lịch sử -nơi treo lá cờ của Chi bộ Đảng đầu tiên ở Tp. Nam Định sẽ được giữ lại vĩnh viễn. Ảnh: Công Đạt

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 18

Khi nhìn những hình ảnh này, không mấy ai có thể tin được nơi đây từng nuôi sống 1/10 dân số Tp. Nam Định. Ảnh: Công Đạt

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 19

Không chỉ là một hoài niệm về thời kỳ vàng son, Nhà máy còn gắn bó đời sống tinh thần, tình cảm của người dân Thành Nam. Việc phá bỏ, di dời Nhà máy dệt từng là lớn nhất Đông Dương khiến nhiều người tiếc nuối. Ảnh: Công Đạt

Theo quy hoạch của Tp. Nam Định, sau khi di dời các nhà máy, cơ sở sản xuất thì khu đất này sẽ được đầu tư xây dựng thành Khu đô thị Dệt may Nam Định.

Tỉnh Nam Định cũng đã cấp một diện tích tương đương với toàn bộ diện tích của nhà máy cũ là gần 30ha tại khu công nghiệp Hòa Xá cách trung tâm thành phố khoảng 5 km.

Theo Tiền phong

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.