Tăng tuổi hưu: Việt Nam không còn cách chọn nào khác

(Ngày Nay) - Ông Nuno Cunha, chuyên gia cao cấp về an sinh xã hội (Tổ chức Lao động quốc tế - ILO) nhận định, Việt Nam không còn cách chọn nào khác là phải tăng tuổi nghỉ hưu.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Việt Nam đang đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, theo ông có thể bỏ đề xuất này mà thay vào đó là tăng tính hiệu quả của đầu tư quỹ BHXH?

Hiệu quả hoạt động của quỹ có một vai trò nhất định trong việc đảm bảo cân đối quỹ.

Tuy nhiên, tốc độ thay đổi nhân khẩu nhanh như ở Việt Nam, đặc biệt là tốc độ già hóa dân số đã dẫn đến những thách thức chỉ có thể xử lý bằng việc thay đổi các tham số của hệ thống BHXH mà một trong các tham số đó là tuổi nghỉ hưu.

Tăng tuổi nghỉ hưu là một xu hướng ở nhiều nước trong khu vực. So sánh với các quốc gia có cùng mức tuổi thọ trung bình của dân số, tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam rõ ràng thấp hơn nhiều quốc gia.

Chúng tôi hiểu rằng người dân sẽ không hài lòng với việc tăng tuổi nghỉ hưu vì đây là một quyết định khó khăn. Tuy nhiên, nếu nhìn vào số liệu về tuổi thọ trung bình, đặc biệt là tuổi thọ của những người sống từ 60 trở lên, có thể thấy ngày nay một phụ nữ Việt Nam khi đạt đến tuổi 60 thì có tuổi thọ trung bình đến 81,6. Như vậy nếu nghỉ hưu ở tuổi 55, phụ nữ Việt Nam sẽ nhận lương hưu hơn 26 năm.

Tưởng tượng là nếu người này bắt đầu tham gia lao động từ 25 tuổi, tối đa có thể đóng được 30 năm (thậm chí ít hơn). Như vậy đóng 30 năm để hưởng lương hưu 26 năm là điều không thể. Do vậy có thể  thấy được thách thức mà hệ thống cần xử lý.

Không chỉ là việc tuổi thọ tăng, mà tỷ lệ dân số lao động trên 1 người già sẽ giảm từ 6,6 xuống còn khoảng 2.

Chúng tôi không tưởng tượng nổi hệ thống sẽ tồn tại như thế nào nếu các tham số như tuổi nghỉ hưu không được điều chỉnh.

Tăng tuổi hưu: Việt Nam không còn cách chọn nào khác ảnh 1Ông Nuno Cunha

Ủng hộ đề xuất mỗi năm tăng 3 tháng

Liệu có cách nào khác để quỹ không vỡ nhưng cũng không làm giảm quyền lợi của người lao động thông qua việc tăng tuổi nghỉ hưu?

Có 3 phương án chính để đảm bảo bền vững tài chính của một hệ thống an sinh xã hội: Giảm chế độ, tăng tuổi nghỉ hưu và tăng tỷ lệ đóng góp.

Mỗi phương án đều có tác động khác nhau đến hệ thống an sinh và đồng thời tác động đến cả từng người dân và DN.

Cần tìm được giải pháp cân bằng 3 phương án trên cũng như cần thực hiện cải cách từ từ để đảm bảo người dân và doanh nghiệp có đủ thời gian để điều chỉnh. Đấy chính là phương cách đảm bảo tính bền vững về tài chính và về xã hội của hệ thống BHXH.

Bộ LĐTB&XH vừa đề xuất 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu. Một là nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ lên 60 và nam lên 62, lộ trình mỗi năm chỉ nâng thêm 3 tháng; phương án 2 là nữ nghỉ hưu ở tuổi 60, nam 65, lộ trình mỗi năm điều chỉnh nâng thêm 4 tháng. Quan điểm của ông?

Như tôi đã phân tích ở trên, nữ giới đóng BHXH 30 năm để hưởng lương hưu 26 năm là điều không thể. Do vậy không hề khó khi thấy được thách thức mà hệ thống cần xử lý.

Chúng tôi ủng hộ đề xuất mỗi năm tăng 3 tháng và bắt đầu tăng từ 2020, nghĩa là đến tận 2024 mới có người phụ nữ đầu tiên nghỉ hưu ở tuổi 56 và đến tận 2028 mới nghỉ ở tuổi 57. Việc tăng tuổi hưu từ từ như vậy cho phép người dân và nền kinh tế điều chỉnh theo.

Tiến tới cân bằng tuổi nghỉ hưu nam và nữ?

Theo ông, có nên cân bằng tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ?

Nhiều người nói sẽ là công bằng nếu cho phép phụ nữ nghỉ hưu sớm vì bên cạnh làm việc họ còn thực hiện chức năng chăm sóc gia đình làm họ bận rộn hơn.

Một số người cũng nói là phụ nữ cần nghỉ hưu sớm về sức khỏe của họ không bằng nam giới. Những nhận định trên hoàn toàn sai lầm. Phụ nữ có tuổi thọ cao hơn nam giới. Về nguyên tắc sức khỏe của phụ nữ sau giai đoạn chăm sóc con cái bằng hoặc tốt hơn sức khỏe đàn ông.

Nếu nghỉ hưu sớm, phụ nữ sẽ có lương hưu thấp hơn (lương hưu của đàn ông) do thời gian đóng góp ít hơn, và thông thường phụ nữ có lương thấp hơn với nam giới (trong cùng công việc), trong khi thực tế là phụ nữ lại sống lâu hơn nam giới.

Do vậy cách công bằng nhất là cần phải tiến tới cân bằng tuổi nghỉ hưu nam và nữ, cho phép phụ nữ nghỉ hưu với mức lương hưu cao hơn.

Theo Dân Trí
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.