Thổ cẩm Việt Nam đi chinh phục kinh đô thời trang thế giới

Nhà thiết kế Minh Hạnh đã đem đến Paris, kinh đô thời trang của thế giới, bộ sưu tập có tên "Hơi thở từ núi rừng Việt Nam" gồm các mẫu thiết kế áo dài và trang phục đương đại trên nền chất liệu thổ cẩm của hai dân tộc Mông và Cơ tu. 
Thổ cẩm Việt Nam đi chinh phục kinh đô thời trang thế giới

Thổ cẩm Việt Nam đi chinh phục kinh đô thời trang thế giới ảnh 1Các người mẫu Pháp trình diễn thời trang áo dài Việt Nam tại buổi ra mắt dự án “Ngôi nhà Việt," tổ chức tối 22/9 tại Paris. (Ảnh: Bích Hà/TTXVN) 

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, nhận lời mời của chính quyền tỉnh Hauts de Seine và trong khuôn khổ sự kiện ra mắt dự án "Ngôi nhà Việt" trên đất Pháp diễn ra trong các ngày 19 và 22/9 vừa qua tại Paris, nhà thiết kế Minh Hạnh đã đem đến Paris, kinh đô thời trang của thế giới, bộ sưu tập có tên "Hơi thở từ núi rừng Việt Nam" gồm các mẫu thiết kế áo dài và trang phục đương đại trên nền chất liệu thổ cẩm của hai dân tộc Mông và Cơ tu. 

Đồng hành cùng nhà thiết kế là hoa hậu Ngọc Hân cùng dàn người mẫu chuyên nghiệp và hai nghệ nhân dệt truyền thống Vàng Thị Mai và Hồ Thị Hợp với trọng trách giới thiệu với công chúng Pháp vẻ đẹp tinh tế của thời trang Việt Nam, đồng thời cũng quảng bá cho văn hóa và du lịch Việt Nam tại Pháp. 

Sự kiện "Ngày Việt Nam," tổ chức tối 19/9 tại Văn phòng dự án "Ngôi nhà Việt" ở trung tâm Paris đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và giới đầu tư trong lĩnh vực thời trang tại Pháp, trong khi buổi lễ ra mắt dự án "Ngôi nhà Việt" tổ chức tối ngày 22/9 tại khu vườn Nhật Bản trong khuôn viên của Bảo tàng Albert Kahn, tại thành phố Boulogne-Billancourt, ngoại ô phía Tây Paris, đã gây ấn tượng mạnh với các nhà ngoại giao Pháp và nhiều nước ASEAN cũng như công chúng gồm người dân Pháp và cộng đồng người Việt Nam tại Pháp. 

Bộ sưu tập được thiết kế từ vải thổ cẩm dệt tay thêu nổi của các dân tộc thiểu số kết hợp với vải sợi thô, lụa tơ tằm hoặc vải xuyên thấu tùy theo từng trang phục đã đem đến những cảm giác mới lạ cho khán giả có mặt tại buổi lễ về thời trang Việt giàu bản sắc. Trao đổi về lý do đem thổ cẩm, một mặt hàng thủ công của đồng bào thiểu số đến chinh phục xứ người, nhà thiết kế Minh Hạnh cho biết thổ cẩm là máu thịt đối với chị, và khi đến một kinh đô thời trang như Paris, điều đầu tiên cần giới thiệu đó là vốn quý của Việt Nam mà thổ cẩm chính là gia tài và vốn quý đó. 

Không chỉ giới thiệu những trang phục ấn tượng, đẹp mắt, nhà thiết kế Minh Hạnh còn đem đến trời Tây các mẫu thời trang áo dài vừa truyền thống vừa hiện đại nhằm tôn vinh chiếc áo dài của người phụ nữ Việt Nam và nghề thủ công dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhà thiết kế mong muốn thông qua qua các sự kiện văn hóa mà đoàn tham dự tại Paris, chị hy vọng tạo được một cái nhìn mới về Việt Nam ngày hôm nay. 

Chính vì vậy, chị đã đưa vào các bộ sưu tập, những mẫu thời trang có tính khuynh hướng cao, kể cả đối với áo dài. Theo chị, áo dài có một vẻ đẹp vĩnh cửu, thích hợp với mọi thời gian, mọi địa điểm. Áo dài không chỉ là một hình ảnh của thời trang Việt Nam truyền thống mà còn thể hiện được tinh thần của thời đại. 

Tại buổi lễ tối 22/9, nhà ngoại giao Gérard Boivineau, nguyên Tổng lãnh sự Đại sứ quán Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh đã ca ngợi tài năng và sự sáng tạo của nhà thiết kế Minh Hạnh, người mà sự nổi tiếng đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam, giúp chị nhận được nhiều giải thưởng có uy tín của các cuộc thi quốc tế. 

Trong chương trình buổi lễ, các người mẫu Việt đã trình diễn các mẫu thời trang bên cạnh các người mẫu Pháp. 

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp, nhà thiết kế Minh Hạnh tự hào vì đã mang đến Kinh đô Ánh sáng vẻ đẹp mộc mạc nhưng tinh tế của thổ cẩm Việt Nam, những gì thuộc về núi rừng Việt Nam với nét đẹp nguyên sơ. Chị cũng tự tin về việc tạo được dấu ấn trong lòng công chúng tại Paris, xứ sở được xem là cái nôi của thời trang cao cấp thế giới. 

Theo chị, là một nhà thiết kế chuyên nghiệp, chị có những chìa khóa để thuyết phục được kinh đô thời trang của thế giới.

Chìa khóa ấy chính là những vốn quý từ truyền thống đưa đến hiện đại của dân tộc. Vốn quý ấy chính là những con người, những người dân đang sống rất sâu trong rừng rậm, trong vùng núi rất cao. Chính vì vậy, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, chị đã thuyết phục được những người thợ dệt mang canh cửi đến Paris cùng chị tạo ra sự bất ngờ. Chính điều đó đã mang đến sự thuyết phục lẫn sự thú vị cho công chúng. 

Để có được những buổi trình diễn ấn tượng, của người nghệ sĩ tài năng Minh Hạnh đã làm việc miệt mài và nghiêm túc để không chỉ truyền cảm hứng cho khán giả mà còn từng bước tạo dựng chỗ đứng cho thương hiệu thời trang Việt Nam trên trường quốc tế.

Theo Vietnamplus
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.