Tổng Thanh tra Chính phủ lên tiếng về trách nhiệm trong vụ Đồng Tâm

(Ngày Nay) -Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu vừa có văn bản báo cáo Quốc hội về vụ việc khiếu nại đông người tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) mà đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng đã giơ biển tranh luận cho rằng liên quan đến trách nhiệm của Tổng Thanh tra Chính phủ.
 
Người dân Đồng Tâm thả các chiến sĩ cơ động sau nhiều người nhốt giữ. (Ảnh: Tiến Nguyên)
Người dân Đồng Tâm thả các chiến sĩ cơ động sau nhiều người nhốt giữ. (Ảnh: Tiến Nguyên)

Theo văn bản này, năm 2016 sau khi nhận được đơn, Ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) đã tiếp người dân Đồng Tâm; đồng thời có văn bản gửi UBND TP Hà Nội để chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền.

Khi công dân có đơn khiếu nại lần hai, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh đã có văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội báo cáo tình hình, diễn biến vụ việc. Trong đó, yêu cầu thành phố có biện pháp xử lý thích hợp để ổn định tình hình, tránh xảy ra điểm nóng; giao Cục Giải quyết khiếu nại tố cáo phối hợp chặt chẽ với UBND TP Hà Nội trong quá trình xử lý vụ việc.

Đến khi nhận được thông tin công dân xã Đồng Tâm bức xúc, giữ 38 cán bộ thực hiện nhiệm vụ, Thanh tra Chính phủ đã cử một phó cục trưởng cùng cán bộ nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ với TP Hà Nội; cùng Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đối thoại với công dân tại huyện Mỹ Đức ngày 20/4 và sau đó tại xã Đồng Tâm ngày 22/4.

Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu khẳng định, sau khi Thanh tra TP Hà Nội kết thúc thanh tra trực tiếp, Thanh tra Chính phủ tiếp tục cử một phó cục trưởng cùng cán bộ nghiệp vụ tham gia ý kiến đối với kết quả thanh tra tại các cuộc họp ngày 1/6 và ngày 7/6 vừa qua.

Hiện nay Hà Nội đang hoàn chỉnh kết luận thanh tra để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Theo dự kiến của Hà Nội, sẽ có kết luận trong tháng 7 tới.

Thanh tra Chính phủ cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp với UBND TP Hà Nội để giải quyết những vấn đề liên quan, nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Trước đó, trả lời phỏng vấn của Dân trí, Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp khẳng định, trong hai năm 2015-2016, Ban Tiếp dân Trung ương đã 4 lần tiếp các đoàn khiếu nại, tố cáo của xã Đồng Tâm xung quanh các vấn đề liên quan đến đất quốc phòng, xây dựng lò gạch trên đất trồng lúa và cán bộ xã chiếm đất trường học.

“Lần gần nhất người dân Đồng Tâm tới khiếu nại tố cáo ở Ban Tiếp dân Trung ương là vào cuối năm 2016. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi đã gửi văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội giải quyết dứt điểm, trả lời người dân”- ông Điệp nói.

Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 24/4, trả lời PV Dân trí, ông Ngô Văn Khánh - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng câu chuyện xảy ra ở Đông Tâm đã đặt ra nhiều bài học cho cơ quan quản lý nhà nước cũng như chính người dân.

“Tôi nhấn mạnh là bài học cho cả hai phía người dân và cơ quan nhà nước. Dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước về thanh tra, khiếu nại tố cáo và tiếp công dân, chắc chắn sẽ có nghiên cứu thận trọng để tổng kết, rút ra kinh nghiệm trong quá trình quản lý của mình được tốt hơn”- ông Khánh nói.

Mới đây nhất, Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra về 2 tội danh: “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” (theo Điều 123 Bộ luật Hình sự) và “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” (theo Điều 143 Bộ luật Hình sự).

Cơ quan Cảnh sát điều tra đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng điều tra, xác minh làm rõ vụ án.

Vào cuối tháng 3/2017, Cơ quan CAĐT - CATP Hà Nội khởi tố vụ án “Gây rối trật tự công cộng xảy” ra tại xã Đồng Tâm, bắt giữ 4 người, trong đó có cụ Lê Đình Kình (82 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy xã).

Ngày 15/4, người dân Đồng Tâm đã giữ 38 người tại Nhà văn hóa thôn Hoành, gồm cán bộ huyện Mỹ Đức và chiến sĩ Công an Hà Nội. Đến 18/4, 15 chiến sĩ CSCĐ đã được bàn giao cho chính quyền, 3 người tự giải cứu.

Ngày 20/4, Viện KSND TP Hà Nội ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ cụ Lê Đình Kình.

Ngày 21/4, người dân Đồng Tâm thả ông Đặng Văn Cảnh, Trưởng ban Tuyên giáo huyện Mỹ Đức.

Ngày 22/4, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã về xã Đồng Tâm đối thoại với người dân xã này. Sau cuộc đối thoại, người dân Đồng Tâm đã thả toàn bộ 19 cán bộ chiến sĩ còn bị giữ ở Nhà văn hóa thôn Hoành.

Theo báo Dân Trí

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.