TP Hồ Chí Minh: Xóa bỏ dần “rào cản hộ khẩu”

(Ngày Nay) - Mới đây, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã có kết luận bỏ điều kiện “có hộ khẩu tại TPHCM” trong tuyển dụng công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể của TPHCM. 
Hộ khẩu tạo ra nhiều bất công cho người dân (Ảnh minh họa)
Hộ khẩu tạo ra nhiều bất công cho người dân (Ảnh minh họa)

Đây là tín hiệu vui cho những cá nhân có nguyện vọng được làm cán bộ, công chức tại TPHCM, cũng như TPHCM có cơ hội thu hút nhân tài, nguồn nhân lực có chất lượng cao vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước; đồng thời khắc phục tình trạng cục bộ địa phương, hạn chế sự “dàn xếp”, tuyển dụng người nhà đang gây bức xúc dư luận trong thời gian qua. Chủ trương này được dư luận hết sức đồng tình và đánh giá cao.

Sau sự kiện trên, dư luận đặt câu hỏi liệu quản lý Nhà nước bằng sổ hộ khẩu như hiện nay có cần thiết hay không? Duy trì quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu sẽ dẫn đến sự mất bình đẳng, ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân khi thụ hưởng các dịch vụ công của Nhà nước. Hay nói cách khác nếu công dân không có sổ hộ khẩu thường trú tại địa phương thì công dân đó chỉ được xếp loại hai so với công dân có sổ hộ khẩu thường trú.

Hiện nay, trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý dân cư là cần thiết, phù hợp với xu thế tất yếu của thế giới, tiện lợi, chi phí thấp, nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện tối đa cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được đặt ra và từng bước được thực hiện với sự ra đời của Luật Hộ tịch, Luật Căn cước công dân và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là Quyết định số 896/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020.

Theo đó, đến hết năm 2020, thông tin cơ bản của tất cả công dân sẽ được nhập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và mỗi công dân đều có số định danh cá nhân; các cơ quan hành chính nhà nước tại các cấp chính quyền khai thác, sử dụng thông tin trực tuyến tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính cho công dân.

Trên cơ sở này, phát triển ứng dụng thẻ công dân điện tử hoặc phương tiện điện tử khác để giảm giấy tờ công dân trong lĩnh vực quản lý hộ tịch, quản lý cư trú, quản lý trật tự xã hội và các lĩnh vực có liên quan như giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu và các giấy tờ khác có liên quan.

Từng bước kết nối cơ sở dữ liệu chuyên ngành với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phấn đấu đến cuối năm 2020 đơn giản hóa thủ tục hành chính và giảm các loại giấy tờ công dân khác như thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, thẻ mã số thuế cá nhân và các giấy tờ khác có liên quan.

Để thực hiện các chủ trương trên và đảm bảo lộ trình thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, cần thiết phải đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện càng sớm càng tốt, tạo điều kiện tối đa cho người dân.

Theo Giáo dục thời đại

Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.
Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.