"Trồng nhầm" cây mỡ tại đường Nguyễn Chí Thanh: Lỗi tại ai?

Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Hiệp - chuyên gia nghiên cứu về cây mỡ, cây vàng tâm thuộc Trung tâm Bảo tồn Thực vật Việt Nam khẳng định, những cây trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ.
"Trồng nhầm" cây mỡ tại đường Nguyễn Chí Thanh: Lỗi tại ai?

Tại tọa đàm “Từ đề án cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh nhìn lại quy hoạch cây xanh Hà Nội” chiều 23/3, Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Hiệp - chuyên gia nghiên cứu về cây mỡ, cây vàng tâm thuộc Trung tâm Bảo tồn Thực vật Việt Nam cho rằng, cây mỡ hay vàng tâm đều ưa khí hậu nhiệt đới vùng cao từ 300-400 m trở lên. Ông đã ra tận nơi thay thế cây xanh ở đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội và đã lấy mẫu lá của cây này và khẳng định, những cây trồng ở đây chính là cây mỡ.

"Trồng nhầm" cây mỡ tại đường Nguyễn Chí Thanh: Lỗi tại ai? - anh 1

Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Hiệp (ảnh trái) và GS Nguyễn Lân Dũng.

“Những cây này ở vùng Hà Giang, Phong Nha Kẻ Bàng, cùng loại này thì người dân họ cũng gọi là vàng tâm vì thấy lõi màu vàng. Cây mỡ và cây vàng tâm cùng một nhóm. Vàng tâm là từ rất chung chung. Do đó, theo tên khoa học và theo sách đỏ Việt Nam thì vàng tâm không phải là loại trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh, mà nó chỉ loại cây mỡ bình thường”.

Theo ông Hiệp, cây mỡ có gỗ không tốt, nó chỉ là nguyên liệu làm giấy ở vùng Tuyên Quang, Yên Bái. Cây chỉ có đường kính 20cm đã người ta đã cưa để làm giấy.

Một điều đáng nói loại cây này không đúng theo tiêu chí quy định trong Nghị định về cây xanh đô thị, đó là tránh trồng các cây thu hút côn trùng hay sâu bệnh. Loại cây này thường ra hoa từ tháng 2, 3, 4 hàng năm. Khi ra hoa có mùi thơm, nhưng chỉ sau 15-25 ngày hoa sẽ rụng và khi hoa rụng sẽ mùi xú uế.
Cây vàng tâm hay cây mỡ đều sống thích hợp ở độ cao 300-400m so với mực nước biển. Khi đưa về Hà Nội với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu như vậy, bê tông chằng chịt, có khi nhiệt độ Hà Nội lên tới 40-45 độ, những cây này sẽ không sống được”- ông Hiệp nhận định.
Ông Hiệp cho biết, ông đã thử nghiệm trồng những cây như thế này ở nhà, nhưng số cây chết rất nhiều. “Vườn ươm của tôi có khoảng 15 loài ở vùng núi cao nhưng chỉ có 1 loài duy nhất đang sinh trưởng. Với góc độ, kinh nghiệm làm về bảo tồn thực vật, tôi nghĩ rằng khả năng sống của các loài cây trên đường Nguyễn Chí Thanh sẽ rất kém”.

Cả cây mỡ hay vàng tâm khi trồng ở đô thị đều không thích hợp

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam đặt câu hỏi, nếu những loài cây trồng ở phố Nguyễn Chí Thanh mà sống được, thì liệu 10 năm nữa nó có cho bóng mát hay không?

GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, đừng quá quan tâm đến loại cây trồng ở phố Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ hay cây vàng tâm, bởi cả cây mỡ nếu trồng lâu năm người ta cũng gọi là gỗ vàng tâm. Tuy nhiên, cả mỡ hay cây vàng tâm khi trồng ở đô thị đều không thích hợp.

"Trồng nhầm" cây mỡ tại đường Nguyễn Chí Thanh: Lỗi tại ai? - anh 2

Cây được trồng thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh (ảnh: Quang Trung)

“Nó là cây nhiệt đới rừng xanh, ở độ cao 300-400 mét so với mặt nước biển. Nếu so với ở Hà Nội là cao 6m so với mặt biển thì hai độ cao này khác hẳn nhau. Tôi không hiểu ai có sáng kiến trồng nhóm cây này trên phố Nguyễn Chí Thanh?”- GS Nguyễn Lân Dũng nói.

Theo TS.KTS Phó Đức Tùng, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Lâm nghiệp đô thị, Đại học Lâm nghiệp, trồng cây ở trong đô thị là một kỹ thuật trồng hoàn toàn khác với trồng cây lâm nghiệp hay nông nghiệp, không chỉ chuyện “đất nào cây đấy”. Người ta không bao giờ trồng bằng đất mà trồng bằng giá thể, giá thể đó có công suất gấp 100 lần đất thường thì mới trồng được cây ở trong đô thị. Chúng ta chưa bao giờ trồng cây đúng quy cách, cho nên cây bị bệnh tật là chuyện bình thường.

“Bây giờ chúng ta lấy lý do cây bị bệnh, chặt là bình thường. Nhưng khi trồng cây mới lại quy trình trồng như cũ, khoét lỗ và cắm cây xuống thì cây mới sẽ còn yếu hơn cây cũ bởi điều kiện sống của cây đô thị ngày càng kém đi. Điều kiện sống kém đi là do mật độ sống ở đô thị ngày càng đông, tỷ lệ bê tông hóa, cơ sở hạ tầng phía dưới ngày càng nhiều. 30-40 năm nữa cây mới chưa chắc đã "sống khỏe" bằng một cây cũ ốm yếu”- TS.KTS Phó Đức Tùng nói.
Theo TS.KTS Phó Đức Tùng, với một kỹ thuật trồng cây như hiện nay, khó có thể trồng được dù là mỡ, vàng tâm hay bất cứ loại cây nào. “Thay cây đã có để trồng một cây khác nhưng với kỹ thuật hiện nay đều là viển vông”.
Theo VOV

>>> Xem thêm:

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng trả lời 21 câu hỏi của cơ quan báo chí

Chi phí 35 triệu đồng chặt một cây xà cừ lấy từ đâu?

Vụ "chặt hạ 6.700 cây xanh": Sẽ xử lý các cán bộ liên quan ra sao?

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.