Vạch mặt "chiêu bài" biến lợn chết thành thịt tươi giá siêu rẻ

Chỉ bằng vài cách đơn giản, thịt của những con lợn bị ốm chết sẽ nhanh chóng trở thành thịt tươi ngon và bán với giá siêu rẻ, chỉ 15.000-30.000 đồng/kg.
Vạch mặt "chiêu bài" biến lợn chết thành thịt tươi giá siêu rẻ

Đột nhập lò mổ

Được bà chủ tên Hoa giới thiệu, tuy nhiên sau nhiều lần liên lạc “trùm Kh” vẫn nhất quyết từ chối: “Ông là người lạ tôi không gặp đâu. Lợn con, sề ốm chết ngày nào chả có nhưng không bán cho người lạ”, Kh dứt khoát.

Trước thái độ dứt khoát của “trùm Kh”, chúng tôi phải mất nhiều ngày mai phục gần nhà bà Hoa để theo dõi hành trình của Kh. Giao hết hàng cho khách, Kh đánh xe về “đại bản doanh” để nghỉ ngơi. Khoảng ngoài 40 tuổi, da ngăm đen, cách đây gần 5 năm Kh được dân giết mổ, kinh doanh thịt lợn tại Hưng Yên gọi là “trùm Kh”. Lò mổ nơi “trùm Kh” làm việc nằm ngay gần đầu thôn Lỗ Xá do một người đàn ông tên Th làm chủ.

Vạch mặt "chiêu bài" biến lợn chết thành thịt tươi giá siêu rẻ - anh 1
Lợn chết đang được mổ tại lò mồ chủ lò tên Tr.

Theo quan sát của chúng tôi, điểm giết mổ nơi Kh làm việc rộng khoảng 120m2, tại đây có 7 nhân viên chuyên giết mổ và vận chuyển lợn chết đi cung cấp cho các điểm giết mổ nhỏ lẻ khác. Sau một hồi nói chuyện, Kh mới chịu thật thà: “Đợt này người ta để ý kinh quá, thấy người lạ đến là sợ lắm. Buôn lợn chết lãi lớn nhưng cũng nguy hiểm. Mấy ngày trước, vì tin theo người lạ quân nhà bà Hoa phải chuyển mấy chục con lợn chết đi chôn vì bị phát hiện. May chôn kịp không đi tù rồi”.

Rời lò mổ của Kh chúng tôi tiếp tục tiếp cận điểm giết mổ của ông chủ tên Tr. Tr được người dân địa phương gọi là “trùm giết mổ lợn ốm chết”. “Nhà Tr nó buôn đủ các loại, từ lợn con ốm chết, bột ốm chết đến sề ốm chết gì cũng có. Muốn lấy loại nào cứ đến đấy mà lấy”, bà B - một người dân địa phương giới thiệu.

12h trưa 21/5, lúc vợ chồng Tr cùng 2 người làm đang hì hục mổ lợn chết ở khu giết mổ, một chiếc xe ba gác ì ạch tiến đến cổng. Ngay lập tức vợ chồng Tr cùng người làm đội nắng ra cổng mang lợn chết vào khu giết mổ. Từ chủ đến người làm, ai nấy đều thoăn thoắt cắt cổ, mổ bụng, lọc thịt lợn chết. Trên nền gạch điểm giết mổ, phân, nước chảy nhoen nhoét, ruồi nhặng bu kín, người làm vô tư đi ủng dẫm đạp lên xác những con lợn chết đã mổ bụng. “Con nào chết lâu quá rồi cứ bỏ riêng ra một góc, con nào thịt con ngon cất riêng một góc mà bán”, Tr căn dặn vợ.

Theo quan sát, điểm giết mổ của Tr rộng chừng 70m2, phía sau khu giết mổ là khu vực nhốt lợn ốm chết, những con lợn ốm nằm la liệt đè lên những con lợn chết. Nằm ngay bên điểm giết mổ là 3 chiếc tủ lạnh loại lớn đựng đầy thịt lợn chết và một dãy thùng xốp đựng nội tạng. “Lợn chết đợt này nhiều quá mổ không kịp”, Tr cho biết.

Vạch mặt "chiêu bài" biến lợn chết thành thịt tươi giá siêu rẻ - anh 2
Thịt lợn chết được bảo quản trong tủ lạnh

Theo vợ chồng Tr, hoạt động giết mổ lợn chết diễn ra liên tục trong ngày, cứ có lợn chết chở đến nhà là vợ chồng Tr tiến hành giết mổ ngay lập tức. Cũng như những chủ lò mổ khác, Tr kết nối với các “cò lợn chết” gần các trang trại để lấy nguồn. Ngoài cung cấp cho các lái buôn, Tr còn chở đến tận các nhà hàng, quán ăn gần các khu công nghiệp ở Hưng Yên, Hà Nội để giao hàng. “Lợn con loại 10-15kg tôi bán từ 15.000-20.000 đồng/kg. Loại 40kg trở lên mổ ra bán với giá từ 25.000-30.000 đồng/kg”, Tr cho biết.

Việc giết mổ thịt lợn chết không chỉ làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà chính người dân địa phương cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo các hộ dân thôn Lỗ Xá, nhiều năm trở lại đây nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nặng. Chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. “Họ chở lợn chết, lợn ốm về làng giết mổ, nước từ các lò mổ chảy lênh láng ra ngoài, nguồn dịch bệnh về làng liên tục nên không ai còn dám xây chuồng để nuôi lợn. Nhiều hôm nắng nóng, mùi lợn chết bốc lên nồng nặc không chịu nổi”, bà M - một người dân địa phương bức xúc nói.

“Thay tên” cho thịt lợn chết

Sau nhiều ngày thâm nhập vào các điểm giết mổ lợn ốm chết, nhóm phóng viên điều tra không khỏi bàng hoàng khi tận mắt chứng kiến những chiêu trò phù phép biến thịt lợn chết thành thịt lợn ngon. Dân trong nghề gọi công đoạn này là “thay tên” cho thịt lợn chết.

Quá trình giết mổ lợn ốm chết tại thôn Lỗ Xá được diễn ra liên tục, thịt lợn chết nhanh chóng được phân loại bỏ vào tủ lạnh để phù phép phù hợp với mục đích sử dụng. Thấy khách có vẻ hơi lo ngại vì thịt đã rệu rã, bắt đầu bốc mùi thum thủm, một bà chủ lò mổ tên Th trấn an: “Yên tâm lấy về dùng đi. Làm một thời gian mà xem, lãi kinh lắm, bọn chị buôn bán thịt lợn chết mấy năm nay có thấy ai chết đâu mà sợ”.

Vừa lọc thịt con lợn chết đang nằm phanh thây giữa nền gạch bẩn thỉu, bà Th bỏ phần thịt đã lọc vào một thau nước bên cạnh sau đó bỏ lên phản phơi, khoảng 20 phút sau, Th mang toàn bộ thịt gói gém vào một mảnh vải bông. “Loại này chết gần 3 ngày rồi. Thịt rệu ra hết nên phải ngâm với muối, hoặc hàn the sau đó quấn bằng khăn bông, cất vào tủ lạnh cho thịt nó cứng lại, để vào tủ lạnh một lúc là tươi rói lên hết. Tuỳ theo từng loại thịt mà ngâm hàn the hoặc nước muối. Làm xong đố ai biết đây là thịt lợn chết”, Th tiết lộ.

Cũng theo bà Th, dù mang tiếng là thịt lợn chết nhưng chưa bao giờ bà bị ế hàng. Toàn bộ thịt lợn chết đều được bà bán lại cho các đầu nậu hoặc nhập cho các quán ăn, nhà hàng bình dân cạnh các khu công nghiệp hoặc khu tập trung người lao động nghèo. “Rẻ người ta mới thích, rẻ các chủ nhà hàng người ta mua về làm mới có lãi. Có bao nhiêu tôi tiêu thụ hết bấy nhiêu”, bà Th cho biết.

Theo điều tra, hàng ngày cứ khoảng 4h sáng, 17h chiều, các thương lái, đầu nậu, chủ quán cơm lại hối hả đến lò mổ của bà Th để lấy thịt lợn chết đi tiêu thụ. “Chú xem, lợn chết nhưng tiêu thụ được hết. Da có đội quân làm bì lợn đến lấy, lòng có đội quân cháo lòng tận thu, còn thịt thì dễ lắm. Con nào mới chết để bán thịt con nào chết lâu quá xay thịt ra bán cho các quán làm chả, làm nem, làm ruốc, quán bán bún chả, bún mọc…”, Th tiết lộ.

Sáng sớm ngày 27/5, chúng tôi bám theo hành trình của vợ chồng Th, chiếc xe tải đông lạnh loại nhỏ nhanh chóng rời khỏi thôn Lỗ Xá tiến thẳng đến Khu công nghiệp Phố Nối. Đến một quán cơm gần cạnh Khu công nghiệp, Th dừng xe giao hàng cho một chủ quán cơm bình dân. “Lợn chết mấy ngày rồi đây, sao rệu rã hết thế này”, bà chủ quán cơm vừa trả tiền cho Th vừa nói. Tiếp đó, vợ chồng Th tiếp tục đi giao hàng cho nhiều quán cơm, quán bún khác dọc theo tuyến quốc lộ 5 về Hà Nội.

“Trừ hết mọi chi phí, mỗi con lợn chết hơn 70kg cũng kiếm được trên 'củ' (triệu đồng), có con còn được vài 'củ'. Bình quân mỗi con trên 70kg mua về từ 'cò' chỉ mất 200.000-300.000 đồng, trả thêm cho 'cò' 100k tiền vận chuyển nữa. Mổ ra bán ít nhất mỗi kilogram cũng được 20kg, nhiều con thịt ngon còn bán được 30.000 đồng/kg. Lãi lớn nhưng cũng nguy hiểm, bị bắt thì đi tù như chơi”, Th cho biết.

Ông Nguyễn Bá Nam - Chủ tịch UBND xã Nhân Hoà (Mỹ Hào, Hưng Yên) cho biết, xã có nghe được thông tin và đã nhiều lần nhận được phản ánh từ người dân. Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm tra lại không thể phát hiện được. “Hầu hết các điểm giết mổ ở thôn Lỗ Xá đều là điểm giết mổ nhỏ lẻ và không được cấp phép. Nhiều hộ tiến hành giết mổ chui, giết mổ vào ban đêm nên rất khó phát hiện. Cả làng có gần 40 hộ làm nghề giết mổ lợn, lượng người giết mổ nhiều trong khi lực lượng thú y quá mỏng nên không thể kiểm soát nổi ”, ông Nam nói. Cũng theo ông Nam, tới đây chính quyền xã sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc giết mổ, nếu phát hiện sẽ xử lý nghiêm.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.