Văn hóa với vai trò trung tâm trong đổi mới đô thị

(Ngày Nay) - Văn hóa có sức mạnh để các thành phố trở nên thịnh vượng, an toàn và bền vững hơn, theo báo cáo của UNESCO Toàn cầu về Văn hóa cho sự phát triển đô thị bền vững "Văn hóa: Đô thị tương lai", triển khai trong năm nay tại Quito (Ecuador) nhân dịp Hội nghị Liên Hợp Quốc lần thứ ba về Nhà ở và Phát triển Bền vững (Habitat III). 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đô thị hóa nhanh chóng gia tăng trên toàn cầu; năm 2030 thế giới dự kiến sẽ có 41 thành phố lớn với dân số hơn 10 triệu người. Tại các thành phố lớn và nhỏ, di cư tăng đồng nghĩa với sự đa dạng văn hóa gia tăng, khía cạnh cần được khai thác như là một nguồn bền vững của sự sáng tạo, đổi mới và phát triển toàn diện. "Thành phố của tương lai phải lấy con người làm trung tâm đồng thời với việc xây dựng môi trường sống để con người hòa mình vào thiên nhiên, có sự liên kết nông thôn-thành thị. Điều này sự đòi hỏi sáng tạo và hoạch định chính sách thích hợp, với văn hóa là cốt lõi của quy hoạch và tái tạo đô thị, để đảm bảo tính bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân" - ông Francesco Bandarin, Trợ lý Tổng giám đốc Văn hóa của UNESCO cho biết.

Tiếp theo hoạt động Hội nghị Habitat III và triển khai “Văn hóa: Đô thị tương lai", UNESCO nhóm họp các chuyên gia, tổ chức quốc tế và các tổ chức học thuật từ khắp nơi trên thế giới để phát triển một lộ trình cho việc thực hiện hiệu quả Chương trình nghị sự phát triển bền vững năm 2030 thông qua văn hóa trong bối cảnh đô thị hóa gia tăng. Trọng tâm của báo cáo bao gồm các biện pháp nhằm tích hợp văn hóa để chống lại bạo lực đô thị, và đảm bảo đầu tư để nâng cao văn hóa, di sản văn hóa và sáng tạo trong quy hoạch đô thị. Mạng lưới đô thị của UNESCO về văn hóa sẽ góp phần thực hiện các khuyến nghị và thúc đẩy việc bảo vệ, bảo tồn và quản lý di sản, cũng như các ngành công nghiệp sáng tạo và văn hóa trong môi trường đô thị.

Báo cáo thực hiện như là một tham chiếu, với hơn 100 trường hợp nghiên cứu chi tiết làm thế nào để các chính sách phát triển phù hợp với Công ước của UNESCO trong việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, sự đa dạng của các nền văn hóa và các ngành công nghiệp văn hóa có thể có lợi cho thành phố bằng cách giải quyết tình trạng thất nghiệp, bất bình đẳng xã hội, phân biệt đối xử và bạo lực.

Các thành phố đang ở trạng thái xung đột và hậu xung đột có thể tham khảo các mô hình như Samarra (Iraq) hoặc Timbuktu (Mali) - những nơi đã chứng minh khả năng văn hóa có thể khôi phục sự gắn kết xã hội giữa cộng đồng và cải thiện sinh kế của người dân. Những thách thức quản lý du lịch phải đối mặt với các khu đô thị nằm trong danh sách Di sản Thế giới của UNESCO như thành phố Rio de Janeiro (Brazil), và việc sử dụng các cảnh quan đô thị lịch sử trong quy hoạch đô thị và tái thiết như thành phố Rawalpindi (Pakistan), cũng được ghi nhận trong báo cáo nhằm cung cấp các mô hình cụ thể cho các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, chiến lược gia về đô thị.

Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu phát triển, gây mưa rào và dông cho hầu khắp khu vực thành phố Hà Nội.
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
(Ngày Nay) - Tiến sĩ Lê Kiên Thành khoác trên mình bộ vest xanh lịch lãm, phong thái điềm đạm nhẹ nhàng, nở nụ cười hiền lành, từ tốn bước vào khán phòng giao lưu với độc giả sau khi xuất bản quyển sách đầu tay “Những khoảnh khắc sống”. Ông đến với văn đàn muôn vàn tinh tú ở độ “Thất thập” bằng những câu chuyện thật, rất thật cùng lời lẽ chân thành, mộc mạc và hơn hết là một trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân hậu.
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
(Ngày Nay) - Từng mặc cảm, tự ti với sự khiếm khuyết của cơ thể, chàng trai 24 tuổi Dương Văn Dũng, đã dần tìm thấy giá trị của bản thân khi được tiếp cận cơ hội học thiết kế đồ họa.