Vụ cụ bà “đội mưa vá đường“: Cán bộ phường nói gì?

(Ngày Nay) - "Đã mấy năm nay, cứ hễ thấy mặt đường bị lồi lõm đặc biệt sau mưa là má lại xách đồ nghề ra vá đường hay khi thấy trong khu dân cư vứt rác bừa bãi là má lại đi dọn dẹp"
Vụ cụ bà “đội mưa vá đường“: Cán bộ phường nói gì?

Cụ bà thường xuyên đội mưa vá đường ở Đồng Nai 

Trong thời gian qua, đoạn clip được đăng tải trên Facebook ghi lại hình ảnh 1 cụ bà tay cầm hót rác màu đỏ đang lấp đất và đá vào các "ổ gà" trên đoạn đường nham nhơ các hố lõm khiến cư dân mạng cảm phục.

Chị Nguyễn Thanh Tuyền - người đăng tải video cho biết: Đoạn clip được chị ghi lại vào khoảng 16 giờ chiều ngày 18.7 tại dốc Lục Lâm, đường Thân Nhân Trung, phường Hố Nai, TP Biên Hòa, Đồng Nai. 

Theo chị Tuyền, cụ bà trong đoạn clip là cụ Nguyễn Thị Hoàng (71 tuổi) sống gần đó.

Vụ cụ bà “đội mưa vá đường“: Cán bộ phường nói gì? ảnh 1Hình ảnh được cắt ra trong clip của chị Tuyền.

"Đường Thân Nhân Trung là  con đường liên phường giữa phường Hố Nai và Trảng Dài, lượng xe cộ,người qua lại rất nhiều. Thế nhưng, con đường đó lại rất xấu, nhiều ổ gà, ô vịt đặc biệt có đoạn ngay chỗ dốc nên rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Trời nắng thì bụi bay mịt mù, trời mưa nước cuốn trôi đất cát trơ sỏi đá rất nguy hiểm.

Không có những vụ tai nạn thương tâm xảy ra nhưng việc người đi đường bị ngã xe ở đây lại xảy ra thường xuyên. Chiều qua, một cơn mưa kéo dài khoảng 20-30 phút khiến cho con đường đã xấu lại càng thêm lởm chởm. Và khi cơn mưa ngớt thì má cầm một hot rác nữa tay cào tay xúc chỗ đất nhô lên để đắp vào chỗ đường bị hõm". - Chị Tuyền chia sẻ.

Vụ cụ bà “đội mưa vá đường“: Cán bộ phường nói gì? ảnh 2Đoạn đường Thân Nhân Trung đã xuống cấp trầm trọng, khi mưa dễ xảy ra tai nạn. Ảnh: Dân Việt

Trao đổi với báo Dân Việt, chị Tuyền cho biết: "Đã mấy năm nay, cứ hễ thấy mặt đường bị lồi lõm đặc biệt sau mưa là má lại xách đồ nghề ra vá đường hay khi thấy trong khu dân cư vứt rác bữa bãi là má lại đi dọn dẹp. Còn đồ nghề của má Hoàng là gì? Gọi đồ nghề cho "oách" vậy chứ thực ra đó chỉ là cái hót rác, chiếc bai cầm tay, hay cái chổi... là má đã có thể làm những việc giúp ích cho tất cả mọi người.

Ở cái tuổi "xưa nay hiếm" má Hoàng vẫn hàng ngày âm thầm làm những công việc không tên chỉ để mong cho những người đi đường được an toàn, không còn cảnh người đi đường bị ngã khi đi qua đoạn đường xấu trước nhà".

Khi chia sẻ với báo Pháp luật TP HCM, bà Hoàng cho biết: "Tôi đã từng đi rất nhiều nơi, tới nhiều vùng nhưng chẳng thấy con đường nào xấu như con đường này. Con đường thì dốc cao, đá lởm chởm. Mỗi lần mưa xuống nước chảy như thác đổ dồn cát, đá về khu vực dưới. Nhiều lần các hộ dân đã góp tiền đổ đất đá vào ổ gà, ổ voi, song chỉ cần mưa lớn một chút thì đâu lại vào đấy.

Tôi sống ở đây cũng cả chục năm nhưng con đường không được cải thiện một chút nào. Mặc dù người dân có kiến nghị với chính quyền phường, tuy nhiên đến nay vẫn chỉ nhận được câu trả lời là sắp tới”.

“Chứng kiến cảnh người dân bị tai nạn mỗi khi đi qua khiến tôi lại đau lòng. Vì thế mỗi khi trời mưa, đất sẽ mềm, rất dễ xúc nên tôi tranh thủ đi san lấp để người dân đi lại cho đỡ cực. Còn trời nắng thì ra san đống xà bần mà người dân đã đổ ra” - bà Hoàng nói.

Phường vẫn chưa thống nhất phương án làm lại đường

 Theo ông Nguyễn Đình Luật, Chủ tịch UBND phường Hố Nai, cho biết: Trên địa bàn phường chỉ còn đoạn đường Thân Nhân Trung là chưa xây dựng. Vừa qua phường đã đưa con đường này vào kế hoạch xây dựng trong giai đoạn 2017-2020 và đề nghị TP Biên Hòa hướng hỗ trợ 50% với phương án người dân và chính quyền địa phương cùng làm.

“Phường Hố Nai chỉ còn con đường này là hỏng nặng nhất, đoạn đường dài trên 400 m. Dự kiến kinh phí xây dựng khoảng 2,5 tỉ đồng, chính quyền địa phương đã vận động người dân đóng góp kinh phí cùng làm nhưng vẫn chưa nhận được sự đồng tình. Chúng tôi thấy người dân đi lại, nhất là trời mưa hết sức vất vả nhưng vẫn chưa có sự thống nhất về kinh phí làm đường nên địa phương đang xin ý kiến của TP Biên Hòa. Chúng tôi mong muốn có sự đồng thuận đóng góp của người dân để đoạn đường sớm được xây dựng cho bà con đi lại bớt khổ” - ông Luật nói thêm.

Nói về hình ảnh bà cụ vá đường mỗi khi trời mưa, chủ tịch phường cho biết đoạn đường mưa lớn lại dốc xoáy tạo hố dễ xảy ra tai nạn nên một số người dân khu vực san cho bằng phẳng. Địa phương cũng thường xuyên vận động hỗ trợ đổ đá để tránh trường hợp trời mưa xuống, người dân dễ lọt vào hố gây tai nạn.

TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.