Xe buýt 2 tầng ở TP HCM sắp bị 'khai tử'

(Ngày Nay) - Lượng khách giảm, chi phí hoạt động cao, khiến chủ đầu tư phải chấm dứt hoạt động của hai xe buýt 2 tầng vào cuối năm nay.
 
 
Hai chiếc xe buýt 2 tầng ở TP HCM sẽ dừng hoạt động vào cuối năm nay.
Hai chiếc xe buýt 2 tầng ở TP HCM sẽ dừng hoạt động vào cuối năm nay.

Ông Phùng Đăng Hải - Giám đốc HTX Quyết Thắng, đơn vị đầu tư xe buýt 2 tầng tại TP HCM - ngày 18/7 cho biết, cuối năm nay sẽ "khai tử" hai xe buýt 2 tầng đang chạy từ Đại học Nông lâm về Bến xe Chợ Lớn.

Lý do được đưa ra là xe hoạt động không còn hiệu quả như trước vì đường hay bị ùn tắc, xe cồng kềnh chạy chậm hơn xe buýt thường. Mặt khác, lượng khách đi lại cũng sụt giảm kéo theo doanh thu thấp.

Tiền đầu tư xe buýt 2 tầng cao gấp đôi xe thường nhưng được trợ giá cao hơn rất ít. Sau 13 năm, hai phương tiện này đã phải thay máy với chi phí 600 triệu đồng mỗi xe, các vật tư phụ tùng thay thế phải nhập từ nước ngoài rất tốn kém và khó mua.

"Chi phí vận hành gấp đôi xe thường, thu không đủ chi. Chạy hơn chục năm rồi nhưng đến cuối năm nay may ra mới trả hết vốn đầu tư ban đầu", ông Hải nói.

HTX Quyết Thắng đã kiến nghị Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách cộng cộng TP HCM xem xét cuối năm nay cho dừng hoạt động hai xe buýt 2 tầng và bán với giá 100 triệu đồng mỗi xe.

Với mức đầu tư khoảng 1,8 tỷ đồng một chiếc, xe buýt 2 tầng, có sức chở 120 người được đưa vào hoạt động tại TP HCM từ năm 2005. Phương tiện này từng được kỳ vọng giải quyết nhu cầu đi lại lớn vào giờ cao điểm và thu hút khách du lịch, góp phần giảm tải ùn tắc giao thông.

Theo Vnexpress
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.