Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Tuần trước dọn nhà, tôi thấy ngăn kéo dưới tủ có một túi nylon nằng nặng mà không nhớ là gì. Mở ra thì là chiếc túi đựng xác. Hai tháng trước, chúng tôi đã kết nối để 1 đơn vị dệt may ngoài Hà Nội may 10.000 chiếc túi gửi vào Tp. Hồ Chí Minh, chiếc túi còn giữ lại đây là túi mẫu. Mọi thứ trôi qua như cơn ác mộng, quá nhanh, quá đau đớn.
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng

"Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng…”
(Trần Đăng Khoa)

Đã 2 thế hệ, người Việt Nam không còn phải đối mặt với chiến tranh, với những tổn thất to lớn về người và của, với tình trạng báo động khẩn cấp, với nỗi lo sợ, đề phòng và ly tán. Cho đến khi dịch COVID-19 tràn tới.

Một lần nữa, sau 4 thập kỷ, mỗi địa phương lại nằm trong những vùng cảnh báo nguy hiểm khác màu. Những đứa trẻ lại không được đến trường, gửi về quê “sơ tán”. Những người lao động không thể lao động, hàng hóa không thể thông thương, những con đường từ thành thị tới nông thôn vắng tanh như năm xưa báo động có máy bay giặc xâm nhập. Và hơn hết, có quá nhiều người chết.

Cuộc chiến với COVID, ở một số phương diện, thậm chí còn tồi tệ hơn những cuộc chiến gian khổ mà dân tộc Việt Nam đã trải qua.

Mẹ tôi, một người 16 tuổi lén nhét chì vào túi quần cho đủ cân nặng tham gia thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, nói rằng ngay cả trong những năm tháng ấy bà cũng không cảm thấy không khí nơm nớp lo sợ như những ngày chống dịch COVID. Căng thẳng và mệt mỏi, vì “giặc” không phải một thực thể có thể nhìn thấy, để có thể xung phong tiêu diệt, hay cài bẫy khôn ngoan. Những ca lây nhiễm cứ loang dần như những giọt mực đỏ nhỏ vào chậu nước. Từ một ca trong thành phố, rồi đến từng quận, từng phường, và chính khu phố của mình. Bệnh dịch khiến con người sợ hãi lẫn nhau, nghi ngờ lẫn nhau.

Một người bạn tôi, bác sỹ quân y, vào Tp. Hồ Chí Minh tăng viện. Những ngày bỏng cháy ấy, chúng tôi trò chuyện hằng đêm. Khó khăn nguy hiểm, anh và đồng đội nuốt vào lòng. Chỉ bật thành lời là sự thương cảm dành cho con người, dành cho đồng bào mình, những bệnh nhân nặng và không có đủ điều kiện chữa trị. Chạy như con thoi chăm sóc cứu chữa người bệnh của 8 phường, nhưng rảnh ra bất cứ lúc nào, bác sĩ đi xin hỗ trợ từ bạn bè, người quen. Trong những nỗ lực như muối bỏ biển, anh cố gắng đưa một phong bì vài trăm nghìn cho mỗi bệnh nhân qua khỏi, để họ bồi bổ. Tuần này anh mới hoàn thành nhiệm vụ, quay về Hà Nội. Bài thơ anh viết ngày trở về an lành cùng gia đình, có đoạn:

“Những ngày tháng chỉ có đồ bảo hộ
Bình oxy là vật bất ly thân
Anh mải miết lao vào từng hẻm nhỏ
Gõ cửa từng nhà, tìm tới mỗi người dân

Sài Gòn sốt ngoài trời và trong viện
Nắng như thiêu héo hon cả mạng người
Sao quên được những vầng trán nóng
Ai may mắn vượt qua, ai bất hạnh lìa đời...

Cuối cùng cũng qua một mùa Covid
Anh trở về kiêu hãnh với riêng em
Một bác sĩ, như trăm ngàn chiến sĩ
Thầm lặng xông pha, và thầm lặng quên mình”.

COVID-19 chưa biến mất, mỗi ngày cả nước vẫn có thêm cả chục nghìn ca nhiễm mới, mỗi tháng vẫn có thêm hàng nghìn người qua đời vì virus hiểm ác này. Hơn 100 triệu liều vaccine đã được tiêm, cùng các biện pháp phối hợp, đã góp phần đưa cuộc sống phần nào trở lại với nhịp bình thường. Những đường bay đã mở lại, hàng hóa đã thông thương, người dân đã có thể đi lại làm việc, thăm nom. Trẻ em đã được tiêm, và rồi chúng sẽ lại được tới trường.

Người dân Việt Nam chấp nhận chung sống với COVID-19, dũng cảm và hiểu biết.

Mạnh mẽ bước tiếp, nhưng tối nay, đúng 20h, chúng ta sẽ cùng tắt đèn và im lặng để tưởng nhớ tới những người đã nằm xuống trong 2 năm qua. Đại dịch đã cướp đi 23.000 sinh mạng, chỉ trong vòng 2 năm ngắn ngủi. Đó là những người chúng ta quen biết, và không quen biết. Là một người lao động bình thường, hoặc một quân nhân. Là một người ông người bà, hay một lao động trụ cột của gia đình. Là một người vô gia cư không thể xác định danh tính, hay một nhà khoa học, một nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho xã hội. Như nhau, sinh mạng con người là trân quý, mọi sự ra đi đều là tổn thất, nhưng cũng để người được sống thấy trân trọng cuộc đời.

Xin cúi đầu thành kính tiếc thương và tưởng niệm đồng bào.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.