Chuyện những người chiến thắng không cần… vô địch

Chuyện những người chiến thắng không cần… vô địch

Một người cao chưa đến 1m20. Một người từng phải cắt bỏ một chân. Hai con người đặc biệt ấy đã gây sốc trên đường chạy thể thao khắc nghiệt, nơi kết đọng cho tình yêu sống, nỗ lực vượt lên số phận kỳ diệu của họ. Cao Ngọc Cảnh và Đoàn Ngọc Bảo - hai VĐV phong trào không cần vô địch vẫn là những người chiến thắng, truyền cảm hứng mãnh liệt đến cả các VĐV đỉnh cao hàng đầu.

_________________________

Chuyện những người chiến thắng không cần… vô địch ảnh 1

Tại giải chạy Tienphong Marathon 2020 trên đảo Lý Sơn, có một VĐV tí hon với chiều cao chưa đến 1m20 đã tạo ấn tượng kỳ lạ với những bước chạy bền bỉ, sự tự tin và vẻ rạng ngời trên suốt đường chạy 10km hệ phong trào. Càng lý thú hơn bởi chân chạy có khuôn mặt trẻ thơ còn hoàn thành cực tốt cuộc chinh phục đầy thách thức, cán đích thành công với thành tích chỉ hơn 1h40 phút.

Giới chuyên môn cùng khán giả vỡ òa trong sự kinh ngạc khi đó không phải là một câu học sinh tiểu học mà là một chàng trai đã 34 tuổi. Cảnh cho biết, anh là người sinh ra lớn lên và đang sống tại đảo Lý Sơn. Từ khi biết giải sẽ tổ chức trên quê hương mình, Cảnh quyết tâm phải tham gia bằng được.

Chuyện những người chiến thắng không cần… vô địch ảnh 2

Lúc đăng ký dự tranh, Cảnh lo lắm. Với sự thua thiệt về thể hình, anh đi bộ còn chậm nói gì đến chạy, chưa kể một cuộc đấu điền kinh còn có những đòi hỏi gắt gao. Dù vậy chính khát khao chiến thắng bản thân, sức hấp dẫn của giải, đã giúp Cảnh quyết tâm bước vào hành trình vượt lên thử thách.

Trước giải nhiều tháng, chân chạy tí hon đã miệt mài tập chạy hai buổi sáng và chiều mỗi ngày trên các cung đường khác nhau ở Lý Sơn, theo tinh thần “chạy đến lúc nào mệt lại nghỉ rồi lại chạy tiếp. Ngày hôm sau phải chạy nhiều và tốt hơn ngày hôm trước”. Ngoài ra, hễ khi nào rảnh việc, Cảnh lại tranh thủ tối đa để tập chạy.

Trên thực tế, cuộc đấu dài tới 10km trên đường chạy nhiều dốc, mấp mô trong thời tiết quá nắng nóng, vẫn quá khắc nghiệt với chân chạy tí hon mới lần đầu dự tranh này. Cảnh vừa đi bộ vừa chạy. Có thời điểm anh phải dừng lại rất lâu để thở dốc, thậm chí không nhìn thấy gì. Dù vậy, Cảnh quyết không bỏ cuộc, quyết đấu với mình tới cùng, bằng ý chí, sự bền bỉ cao độ. Trên hành trình dài tưởng như vô tận, Cảnh cũng học rất nhanh cách thở, cách chạy, cách phân phối sức của các VĐV khác. Cả chục bước mới bằng một bước của người khác, Cảnh vẫn bền bỉ tiến về phía trước. Không hiểu kiểu gì, về gần tới đích năng lượng đâu ra mà 2km cuối. Cảnh chạy một lèo.... tới đích luôn.

Chuyện những người chiến thắng không cần… vô địch ảnh 3

Cảnh cho biết cảm giác khi lần đầu hoàn thành đường chạy 10km thật đặc biệt, khó diễn ta hơn cả những lần anh chinh phục các cung đường phượt bụi nhiều năm qua. Với anh, đó thực sự là một kỳ tích, một đỉnh cao trong cả hành trình vượt lên số phận cùng những gian khó nghiệt ngã cuộc đời đặt ra cho mình. Dù sinh ra hoàn toàn bình thường là một cậu bé sơ sinh 3kg, nhưng càng lớn, Cảnh càng “không phát triển”. Là anh cả trong gia đình, nhưng Cảnh luôn bị coi là em út vì vóc dáng bé nhỏ, giọng nói còn chưa vỡ như một đứa trẻ cấp một.

Thật khó tin, chàng trai cao chưa đến 1m20 này còn là một “phượt thủ” có hạng, từng chinh phục đủ cả 63 tỉnh thành trên toàn quốc, trong đó có những chuyến leo núi, kể cả đỉnh Fansipan bằng đường bộ.

Thật khó tin, chàng “phượt thủ” tí hon ấy đã là một ông chủ của hai homestay trên chính đảo Lý Sơn quê hương mình, đồng thời kiêm luôn vai trò của một hướng dẫn viên. Cảnh từng có thời gian vào TP.HCM học ngành công nghệ thông tin, trước khi thật sự gắn bó với ngành du lịch. Hai năm trước, tận dụng chương trình phát triển du lịch của tỉnh Quản, Cảnh về quê mở homestay nhờ sự giúp đỡ của gia đình. Với kinh nghiệm đi du lịch bụi lâu năm, Cảnh nắm bắt rõ sở thích và nhu cầu của những người đến Lý Sơn du lịch. Anh trở thành giám đốc công ty du lịch của chính mình, quản lý 2 homestay có lượng khách ổn định tại đảo Lý Sơn.

Chuyện những người chiến thắng không cần… vô địch ảnh 4

Sau chân chạy tí hon Cao Ngọc Cảnh, cũng trên chính đường chạy, mọi người còn được chứng kiến một mẫu hình vượt lên chiến thắng tật nguyền, nghịch cảnh phi thường khác.

Tại Viettel Fastest 2020 quanh Hồ Gươm, có một chàng trai tập tễnh với đôi chân giả len lỏi trong số 800 vận động viên khác, đó là Đoàn Ngọc Bảo- VĐV lần đầu tham dự một giải chạy. Hay nói chính xác hơn, lần đầu tiên kể từ khi phải cắt một chân 8 năm trước, Bảo mới “được chạy”.

Đích nhắm mà “gương mặt lạ” đặt ra cho mình là chinh phục quãng đường 10km trong 90 phút, điều mà ngay cả những người lành lặn cũng chưa chắc đã hoàn thành được nếu không tập luyện kỹ lưỡng.

Chuyện những người chiến thắng không cần… vô địch ảnh 5

Bảo đã rất khổ sở khi chạy trong điều kiện trời mưa, nóng ẩm, đường bờ hồ trơn. Dù đã quyết tâm nỗ lực tối đa, anh vẫn… thất bại về thành tích thuần túy, khi không về đích trong 90 phút theo quy định của Ban Tổ chức. Thậm chí, anh kết thúc với thành tích với thời gian lên tới 1h 26 phút 47 giây.

Tuy nhiên, điều đó chẳng quan trọng. Bảo vẫn chiến thắng ngoạn mục, vượt xa giới hạn của một cuộc đấu chạy, trong sự ngưỡng mộ của mọi đối thủ và người yêu thể thao. Hình ảnh chàng trai cụt chân vì mọt xương hoàn thành đường chạy 10km, với đôi chân giả hợp kim, đã thực sự tạo nên một “cơn bão” trên các diễn đàn. Đáng kinh ngạc, trước khi lần đầu chinh phục đường chạy, Bảo từng tỏa sáng ở một loại hình thậm chí còn khó hơn nhiều là trượt patin.

Chuyện những người chiến thắng không cần… vô địch ảnh 6

Sinh năm 1993 tại một làng quê ở Ứng Hòa Hà Nội, Bảo mắc chứng phù chân voi và mọt xương từ năm 3 tuổi. Tới năm 6 tuổi Bảo phải phẫu thuật, nhưng chứng bệnh không thuyên giảm mà có nguy cơ làm cậu bị liệt. Bảo quyết định cắt bỏ chân trái năm 2012 và bắt đầu cuộc sống với chỉ một chân còn lành lặn.

Yêu thích thể thao, Bảo giỏi nhất môn trượt patin và chăm chỉ luyện tập để trở thành một huấn luyện viên như hiện nay. Nghiệp patin của anh khởi đầu cách đây 5 năm từ một sân trượt trên đất Sài Thành. Mỗi buổi sáng, anh đều mang giày ra sân tập, thực hiện từ những động tác giữ thăng bằng tới những động tác kỹ thuật khó, ban đầu ngã liên tục vì khối lượng chân giả lên tới 3,5kg nên cử động khớp gối vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, Bảo vẫn luôn kiên trì nhẫn nại tập luyện, qua từng động tác, mỗi buổi tập. Cuối cùng, Bảo thậm chí đã không cần dùng đôi chân giả mà chỉ cần một chân vẫn biểu diễn patin điệu nghệ. Bảo từng tham dự nội dung trượt tuyết tại một sự kiện thể thao người khuyết tật mùa đông ở Hàn Quốc.

Chuyện những người chiến thắng không cần… vô địch ảnh 7

Cũng trong năm 2020, hồi tháng 3, cuộc sống của Bảo đã bước sang một trang mới khi cậu gặp và kết hôn với Nguyễn Thị Lệ Thu, cô gái sinh năm 1994 quê ở Bắc Giang, người mất chân phải sau một tai nạn máy xúc hồi nhỏ. Chỉ sau 3 tháng quen nhau qua mạng xã hội, cặp uyên ương đã quyết định đến với nhau để xây dựng tổ ấm.

Đã từng có thời điểm, Lệ Thu nghĩ “cả đời sẽ không kết hôn với ai để làm khổ người ta”. Nhưng khi gặp Bảo, cô gái này đã phải thay đổi suy nghĩ, bởi đơn giản dường như Bảo - Thu sinh ra để dành cho nhau. Mỗi người thiếu một bên chân, nhưng khi ghép lại thì thành cặp đôi hoàn hảo. Còn nhớ ngày cả hai làm đám cưới, cả làng quê như mở hội ăn mừng. Bộ ảnh cưới lung linh của đôi vợ chồng đặc biệt này được coi là một trong vài bộ ảnh cưới đẹp, độc đáo, truyền cảm nhất năm.

Bài: Nhị Hường

Thiết kế: Thúy Hà

TIN LIÊN QUAN
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.