Giám đốc chi nhánh SCB cho người “nhập vai” Phó Tổng Giám đốc để gặp khách hàng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Những ngày qua, thông tin về vị Giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Nguyễn Kiệm có hành vi lừa đảo nhóm khách hàng để chiếm đoạt số tiền khoảng 8 tỷ đồng gây xôn xao dư luận. Nhiều độc giả đặt câu hỏi, vị Giám đốc chi nhánh SCB đã “qua mặt” nhóm khách hàng này như thế nào?
Ngân hàng SCB (Ảnh minh họa)
Ngân hàng SCB (Ảnh minh họa)

Theo hồ sơ của PV Tạp chí Ngày Nay thu thập được, ngày 22/3, nhóm khách hàng đã có buổi làm việc với đại diện SCB liên quan đến vụ việc. Đại diện nhóm khách hàng trình bày, Công ty NT (*) hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, hiện tại đang thực hiện dự án đầu tư.

Khách hàng có nhu cầu vay vốn tại SCB và thế chấp bằng quyền sử dụng đất có 7 quyển sử dụng đất. Trong đó, 4 quyển sử dụng đất mang tên bà Phạm Thị Hạnh (*) và 3 quyển sử dụng đất đứng tên ông Nguyễn Văn Quý (*). Dự án đã được Sở ban ngành chấp thuận và đang trình UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư.

Đầu tháng 12/2020, nhóm khách hàng đã gặp bà Phương Hồng Tư (*) – Giám đốc SCB Nguyễn Kiệm. Bà Tư cử người xuống hỗ trợ công tác thẩm định tài sản. Trong quá trình đó, khách hàng đã thực hiện theo các yêu cầu của bà Tư. Nhân sự của SCB có đi cùng khách hàng để thực hiện thủ tục định giá. Bà Tư cử người hướng dẫn khách hàng thủ tục mở tài khoản công ty (gồm 2 nữ, 2 nam).

Nhóm khách hàng khẳng định đã cung cấp rất nhiều hồ sơ cấp tín dụng cho bà Tươi, bao gồm: Lịch sử công tác của ông Nguyễn Như Nam (*) – Giám đốc đại diện theo pháp luật của Công ty NT, ông Nguyễn Hùng Vũ – Kế toán trưởng Công ty NT (*), thông tin công ty, hồ sơ dự án đã làm, đang làm, hồ sơ kinh nghiệm, 7 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Phạm Thu Hạnh (*) (đã đo, vẽ, trích lục, bản đồ hiện trạng).

Khách hàng cũng đã nhận được 3 văn bản của SCB, gồm: “Ngày 7/1/2021, khách hàng nhận được thông báo của SCB Nguyễn Kiệm về việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ do bà Tư ký và đóng dấu SCB Nguyễn Kiệm; Ngày 4/2/2021, khách hàng nhận được thông báo về việc cấp tín dụng đối với khách hàng Nguyễn Như Nam - Công ty NT do bà Đặng Thị Bảo Châu ký và đóng dấu; Ngày 11/3/2021, khách hàng nhận được Thông báo HĐQT về việc cấp tín dụng do ông Bùi Anh Dũng ký và đóng dấu”.

Nhóm khách hàng dẫn chứng, bà Tư nhiều lần xác nhận đã nhận hồ sơ và trình Hội đồng quản trị Ngân hàng SCB. Đồng thời, bà Tư có hướng dẫn bà Hạnh các thủ tục công chứng, chuyển nhượng tài sản của dự án. Ông Nam ông Vũ xác nhận có quen biết trước đó với bà Tư (lúc bà Tư đang làm ở Tien Phong Bank) và biết bà Tư đang được bổ nhiệm Giám đốc tại SCB Nguyễn Kiệm nên nhờ và được bà Tư đồng ý hỗ trợ.

Bà Tư có thông báo Công ty thẩm định giá sẽ thực hiện thẩm định giá 7 tài sản dự án và khách hàng đã thực hiện hướng dẫn chỉ ranh giới, đưa bản vẽ hiện trạng. Tuy nhiên, khách hàng vẫn chưa được thấy Chứng thư định giá tài sản.

Ngày 22/3/2021, nhóm khách hàng vẫn chưa thấy tiếp tục về việc cấp tín dụng. Do đó, khách hàng liên hệ để biết thông tin và nghe về các văn bản đã nhận được về việc cấp tín dụng là giả. Sau đó, nhóm khách hàng vẫn tiếp tục liên lạc thì bà Tư vẫn khẳng định hồ sơ vẫn đang được tiếp tục giải quyết.

Trong thời gian làm hồ sơ, nhóm khách hàng đã chuyển tiền chi phí thẩm định giá (ông Vũ chuyển trực tiếp cho bà Tư khoảng 514 triệu đồng – số không nhớ chính xác) – khách hàng có giấy nộp tiền thẩm định giá vào tài khoản của bà Tư. Quá trình cung cấp hồ sơ vay, khách hàng không đặt vấn đề gì về việc gợi ý, hoa hồng với bà Tư để thực hiện xử lý hồ sơ cho khách hàng.

Khách hàng giao hồ sơ cho bà Tư nhưng không có biên bản giao nhận và thực hiện việc giao hồ sơ tại SCB Nguyễn Kiệm. Vẫn trong ngày diễn ra buổi làm việc với SCB, bà Tư khẳng định qua điện thoại là khách hàng yên tâm, hồ sơ vẫn được xử lý. Bà Tư luôn hứa hẹn với khách hàng hồ sơ sẽ được giải quyết.

Giám đốc chi nhánh SCB dùng giấy tờ giả, cho người "nhập vai" Phó Tổng Giám đốc

Quá trình đề nghị vay vốn, bà Tư có mời thêm một số người ở Phòng Khách hàng cá nhân, ông Nguyễn Công Kha (*), được giới thiệu là Phó Tổng Giám đốc SCB ăn cơm trưa tại nhà hàng Rạn Biển. Sau đó, ông Phạm Đăng Ca (*) (nhóm khách hàng, người quen của bà Phạm Thu Hạnh) với ông Vũ gặp ông Kha, bà Tư tại địa chỉ số 5 Phạm Ngọc Thạch khi có Thông báo phê duyệt.

Sau này, ông Ca gặp ông Kha và nghi vấn không phải Phó Tổng Giám đốc của SCB. Ông Ca đã gọi cho một người để kiểm tra thông tin. Ông Ca tiếp tục gọi cho bà Tư thì được biết ông Kha là người kết nối cho bộ hồ sơ này. Ông Ca có lời nói gay gắt với bà Tư và không đồng ý giao dịch nữa. Ông Ca có gọi cho ông Kha thì bị chặn máy.

Giám đốc chi nhánh SCB cho người “nhập vai” Phó Tổng Giám đốc để gặp khách hàng ảnh 1

Giấy nộp tiền của khách hàng tại Ngân hàng SCB.

Quá trình làm việc, khách hàng được bà Tư gửi dự thảo Hợp đồng thế chấp nhưng bà Hạnh chờ mãi không thấy xúc tiến việc công chứng. Sau đó, bà Hạnh có liên hệ với một cán bộ công tác ở SCB thì được phải hồi là hình thức văn bản không giống văn bản Hợp đồng thế chấp theo mẫu chuẩn SCB.

Ngày 30/3, SCB đã có buổi làm việc với nhóm khách hàng Công ty NT. Ngân hàng SCB đã thông báo kết luận điều tra sơ bộ của nội bộ. Theo đó, toàn bộ hồ sơ, giấy tờ mà khách hàng nhận được từ bà Tư (bao gồm cả Thông báo về việc cấp tín dụng đối với khách hàng do bà Đặng Thị Bảo Châu ký và đóng dấu; và Thông báo HĐQT về việc cấp tín dụng do ông Bùi Anh Dũng ký và đóng dấu) đều là giả.

SCB kết luận, thẩm quyền phê duyệt khoản cấp tín dụng của khách hàng thuộc thẩm quyền của cấp có thẩm quyền tại Hội sở. Ngân hàng SCB đã làm rõ, ông Kha không có bất kỳ quan hệ gì với SCB (không phải Phó Tổng Giám đốc của SCB) mà chỉ là Phó Tổng Giám đốc của Công ty S.T. Công ty S.T là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ vệ sinh, tài xế cho SCB – không phải là Công ty con hay Công ty liên quan của SCB. Ngân hàng SCB đã làm việc với Công ty S.T và sẽ xử lý ông Kha theo quy định.

Khách hàng, nhóm cổ đông cùng đại diện phía khách hàng trình bày và cung cấp thông tin nghi ngờ về Thông báo cấp tín dụng… Tuy nhiên, do mối quan hệ giữa ông Nguyễn Như Nam, ông Vũ với bà Tư nên chưa muốn thông tin về vụ việc của bà Tư đến SCB.

Tổn thất của bà Hạnh là tài sản đã chuyển sang cho Công ty NT nên bà Hạnh phải trả lãi ngoài, tiền sang tên tài sản (thuế nộp cho cơ quan nhà nước). Trường hợp phải chuyển lại tài sản từ Công ty NT cho bà Hạnh thì phải thực hiện sang tên và phải đóng thuế theo quy định.

Khách hàng cho rằng, việc bà Tư nhận hay không nhận hành vi thực hiện của mình không ảnh hưởng đến kết quả vụ việc. Khách hàng đề nghị SCB xử lý sớm vụ việc để hạn chế tổn thất về tài chính cũng như tinh thần.

Vẫn tại buổi làm việc, ông Nam cho biết, tổng số tiền bên phía công ty và cổ đông đã đưa cho bà Tư khoảng 8 tỷ đồng (đã bao gồm khoản 920 triệu tiền định giá tài sản, dây chuyền, quà biếu, tiền ngoại tệ). Mỗi lần bà Tư nhận tiền đều có chứng từ với nội dung như thẩm định giá, chi phí lập dự án.

Khách hàng đề nghị SCB thực hiện các thủ tục và biện pháp để buộc bà Tư phải thực hiện khắc phục hậu quả và sắp xếp để khách hàng cùng làm việc, đối chất với bà Tư để làm rõ vụ việc.

(*) Tên nhân vật trong bài viết đã được thay đổi

Khách hàng không đồng ý vụ việc trên là hành vi cá nhân như ý kiến của Ngân hàng SCB

Ngày 26/4, đại diện khách hàng cũng đã có buổi làm việc với SCB. Ngân hàng SCB thông báo về kết quả làm việc và xử lý kỷ luật bà Phương Hồng Tư. Cụ thể, sau khi tiếp nhận ý kiến trên Hotline của khách hàng, SCB đã thực hiện kiểm tra và nhận thấy bà Tư có dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của SCB.

Do đó, ngày 22/4, SCB đã tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động đối với và Tư liên quan đến hành vi vi phạm nội quy lao động của SCB đối với hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng là Công ty NT. SCB đã áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với bà Tư kể từ ngày 22/4/2021.

Theo nội dung tại buổi họp xử lý kỷ luật với bà Tư và tại cuộc họp ba bên ngày 22/4, bà Tư thừa nhận hành vi của bà Tư là hành vi cá nhân, không liên quan đến SCB. Do bà Tư có việc riêng nên đề nghị các bên dời cuộc họp sang 10h ngày 26/4/2021. Tại buổi họp này, bà Tư không đến.

SCB cam kết sẽ đưa vụ việc ra cơ quan có thẩm quyền để tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật đối với các hành vi của bà Tư.

Đại diện khách hàng không đồng ý vụ việc trên là hành vi cá nhân như ý kiến của SCB, của bà Tư trong cuộc họp ngày 22/4/2021. Công ty NT liên hệ với bà Tư với tư cách là Giám đốc chi nhánh SCB Nguyễn Kiệm để tiến hành các thủ tục vay vốn. Bà Tư đã cố tình lừa đảo, lập hồ sơ giả để chiếm đoạt tiền của Công ty.

TIN LIÊN QUAN
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.