Giang Thị Kim Cúc tấn công gia đình nạn nhân

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Những thông tin đính chính của bà Giang Thị Kim Cúc (SN 1988, nhóm Mai táng 0 đồng) liên quan đến lùm xùm ăn chặn tiền từ thiện khiến dư luận thất vọng khi không đưa ra được bất kỳ bằng chứng xác đáng nào ngoài những lời nói suông.
Bà Giang Thị Kim Cúc đưa ra bằng chứng “trắng xoá” trong buổi Livestream.
Bà Giang Thị Kim Cúc đưa ra bằng chứng “trắng xoá” trong buổi Livestream.

“Em quá vô tội”

Tối 7/9, bà Giang Thị Kim Cúc đã livestream trên Fanpage Facebook “Giang Kim Cúc và các cộng sự” để phản hồi về đơn tố cáo chiếm đoạt tiền từ thiện của anh Lê Văn Thiệt (SN 1995) và bà Nguyễn Thị Mỹ Hương (dì anh Thiệt, cùng ở huyện Lộc Ninh, Bình Phước).

Trong livestream, bà Giang Thị Kim Cúc xác nhận vụ việc xảy ra vào ngày 21/4/2020. Thời điểm đó một người quen giới thiệu hoàn cảnh của anh Lê Văn Thiệt để Cúc kêu gọi giúp đỡ. Cùng ngày, bà Cúc đã cùng phía gia đình lên Đắk Nông - nơi Thiệt đang chữa trị sau khi tự tử bằng thuốc diệt cỏ.

Trả lời bà Giang Thị Kim Cúc:


Trong Livestream ngày 7/9, bà tuyên bố việc của bà là từ thiện và cho rằng thông tin báo chí
phản ánh là lá cải.


Tôi, Trần Tây Côn trả lời bà:

"Việc của bà là từ thiện.

Còn việc của báo chí là tìm ra những cá nhân trục lợi từ từ thiện, trục lợi từ mất mát tang thương của người khác.


Mà cá nhân tôi cho rằng, hành động này là tận cùng tàn ác".

Đến nơi, bà Cúc tiến hành Livestream từ ngày 21 đến 25/4. “Gia đình bên em Thiệt có vấn đề nên Cúc dừng lại, đóng tài khoản không kêu gọi nữa, xoá tất cả số tài khoản đã đăng”, bà Kim Cúc nói.

Cũng theo người này, sau 4 ngày đã kêu gọi được 21,2 triệu đồng, ngay trong đêm 21/4 khi có mặt ở Đắk Nông đã trao 1,5 triệu cho Thiệt. Tới ngày 25/4 thì trong tài khoản bà Cúc nhận được là 19,7 triệu đồng.

Để chứng minh, bà Cúc kêu gọi mọi người vào trang Facebook cá nhân Giang Thị Kim Cúc mở hai bộ Sưu tập ảnh có tên “Bé Thiên Kim 4 tuổi” và “Hồi kết chuyện Lê Văn Thiệt” để tìm hiểu câu chuyện.

“Và Livestream ngày đầu tiên vào gặp Lê Văn Thiệt vẫn còn… nhưng mà nó (một người có mặt trong buổi Livestream của Cúc - PV) không cho xài, sợ phiền người ta… Tóm lại là vậy đó”, bà Cúc trình bày và chốt hạ rằng:

“Bây giờ có hai phương thức, một là chị Hương (dì của Thiệt) cho qua chỗ Thiệt để gửi 19,7 triệu đồng. Hai là trả lại cho Mạnh Thường Quân, có sao kê, có danh sách đàng hoàng”.

Giang Thị Kim Cúc tấn công gia đình nạn nhân ảnh 1

Bà Cúc từng đưa ra hai phương án giải quyết số tiền từ thiện nói trên.

Nói rồi bà Cúc trưng ra một danh sách được lưu trong điện thoại di động. Đáng tiếc, những gì hiện ra chỉ là một màn hình trắng xoá, gần 20.000 người xem Livestream không thể nhìn thấy nội dung. Bà Cúc cho biết có 28 người ủng hộ, trong đó có 3 người cho thả cá phóng sanh, 5 người nhận lại tiền. Còn 20 người còn lại bà Cúc không đề cập.

“Kết quả là công an huyện Lộc Ninh đã thụ lý. Còn sự việc 100 triệu có hay không thì chỉ có vô tài khoản đây thôi, em quá vô tội. Công an huyện đã cho Cúc một tờ giấy quyết định Cúc không liên quan, không có yếu tố hình sự. Công an đã gửi cho Cúc rồi nhưng mà bây giờ lục tung cái nhà tìm không thấy.

Sáng nay, Cúc có gọi lại cho công an huyện nhờ trích lục tờ giấy nhưng với một điều kiện là Cúc phải về Lộc Ninh. Nhưng mà bây giờ dịch em không về được rồi. Chốt hạ là cả nhà muốn cái gì hãy đi về Lộc Ninh hoặc liên hệ làm sao…”, bà Kim Cúc kết thúc câu chuyện liên quan đến đơn tố cáo của anh Lê Văn Thiệt để chuyển sang nói về chuyện khác.

Không đưa ra được bằng chứng

Trong Livestream, bà Giang Thị Kim Cúc đưa ra rất nhiều thông tin khẳng định sự minh bạch trong thu chi tiền từ thiện và lý do không trao tiền cho người khó khăn. Tuy nhiên, tất cả chỉ là lời nói và không hề có bằng chứng cụ thể để chứng minh điều này là sự thật.


Bà Nguyễn Thị Mỹ Hương sau khi xem Livestream khẳng định: “Đúng là gia đình có nhận được 1,5 triệu đồng tiền mặt khi bà Cúc lần đầu lên Đắk Nông gặp Thiệt. Nhưng đây là tiền do một người dân ở gần nhà tại Lộc Ninh gửi bà Cúc mang lên cho Thiệt, không phải tiền do bà Cúc kêu gọi mà có”.

Giang Thị Kim Cúc tấn công gia đình nạn nhân ảnh 2

Bộ sưu tập ảnh mà bà Cúc đề cập

Về kho ảnh mà bà Cúc đề cập chỉ tồn tại vỏn vẹn hai ảnh chụp bé Thiên Kim (con anh Thiệt) và cảnh bên trong căn phòng nhỏ nơi anh Thiệt cứu chữa.

Không hề có những thông tin sao kê tài khoản ngân hàng số tiền đã nhận và trả lại cho các Mạnh Thường Quân như người phụ nữ này cung cấp, cũng không có bằng chứng thể hiện việc người ủng hộ đồng ý cho bà Cúc sử dụng tiền để thả cá phóng sanh.

Theo tài liệu từ phía gia đình anh Thiệt và dì Hương cung cấp, bà Cúc từng nói rằng:

“…Trước không có một 1.000 nào, giờ đã thành gần 40 triệu (1.000USD chưa chuyển khoản nha)”.

“Mạnh Thường Quân ủng hộ em Thiệt chứ không hề ủng hộ dì Hương trả nợ vay nóng…”.

“Chính em kêu chị giúp người ta, giờ chị chỉ giúp tiền điều trị”.

Giang Thị Kim Cúc tấn công gia đình nạn nhân ảnh 3

Thông tin về số tiền mà Cúc từng nói. Đồng thời khẳng định "chỉ giúp tiền điều trị".

Chứng kiến cảnh dì Hương bị vu vạ, anh Lê Văn Thiệt lên tiếng khẳng định: “Sau lần lên Đắk Nông, bà Cúc không hề xuất hiện gặp gia đình lần nào nữa.

Bà Cúc từng đăng lên Facebook nói xấu dì Hương, nói dì giam lõng con em là bé Thiên Kim. Hiện bé vẫn đang sống với cả nhà. Dì thương em như con, dì mà có chuyện gì sao em sống nổi”.

Anh Thiệt mong các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ vụ việc, đồng thời trả lại sự trong sạch cho dì Hương!

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.