Thưa lãnh đạo, dân đang rất đói !: Người nghèo kéo lên UBND P.Linh Xuân hỏi tiền hỗ trợ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hàng trăm hộ khó khăn, lao động tự do, công nhân mất việc,… đang cư trú trên địa bàn P.Linh Xuân, TP.Thủ Đức suốt ba tháng ở nhà chống dịch nhưng chưa nhận được bất kỳ gói hỗ trợ nào từ chính quyền địa phương.

Về quê không được, ở lại cũng chẳng xong khi những đồng tiền vay mượn, chắt chiu cuối cùng cũng đã không còn. Trước cảnh đói ăn khát uống cận kề, cả trăm người ở các khu phố 2, 3, 4, 5... thuộc P.Linh Xuân đã cùng nhau lên HĐND, UBND và Công an Phường hỏi tiền hỗ trợ của Nhà nước vào ngày 16/9/2021 vừa qua.

Người dân ở P.Linh Xuân cầu cứu

Một người tử vong, cả khu trọ nhiễm Covid-19

Phường Linh Xuân có 3 mặt tiếp giáp với tỉnh Bình Dương, gồm 5 khu phố, 84 tổ dân phố, hơn 18.000 hộ gia đình với gần 58.000 nhân khẩu. Cùng với P.Linh Trung, P.Linh Chiểu…, P.Linh Xuân là địa bàn tập trung rất đông công nhân, người lao động tự do, buôn gánh bán bưng… do đặc thù nằm liền kề với các Khu chế xuất Linh Trung 1, Linh Trung 2 và Khu công nghiệp Bình Chiểu…

Kể từ 12 giờ ngày 16/7/2021, UBND TP.Thủ Đức quyết định phong toả, cách ly toàn bộ P.Linh Xuân để bảo đảm công tác phòng chống dịch Covid-19. Người dân không được ra khỏi nhà, đảm bảo giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cách ly giữa nhà với nhà, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, công ty. Trước đó, khu vực này cũng áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 15 và 16 của Thủ tướng.

Chúng tôi là công nhân, buôn bán hàng rong… ở trong vùng đỏ và có người nghi nhiễm Covid-19 với biểu hiện sốt cao. Ngày 10/8, chúng tôi đã gọi điện cầu cứu y tế và phường nhưng không có người xuống giúp đỡ. Những người trong xóm trọ phải lên mạng cầu cứu các tổ chức thiện nguyện và bác sĩ tự do giúp đỡ bình oxy và thuốc men.

Đến sáng ngày 12/8, cô S.T.N. trở nặng nên chồng và con gái đưa vào Bệnh viện Điều trị Covid-19 TP.Thủ Đức. Tuy nhiên, tối cùng ngày, cô N. qua đời. Chồng và con gái cũng bị nhiễm bệnh từ hôm đó. Chúng tôi tiếp tục gọi điện cho phường xuống kiểm tra sức khoẻ người dân trong khu trọ với hơn 40 phòng ở số 50 đường số 4, Khu phố 3, P.Linh Xuân, TP.Thủ Đức nhưng họ chỉ xuống nhà mẹ chồng cô N. và khám cho hai con gái nhỏ của cô.

Thưa lãnh đạo, dân đang rất đói !: Người nghèo kéo lên UBND P.Linh Xuân hỏi tiền hỗ trợ ảnh 1

Đại diện người dân trong dãy trọ số 50 đường số 4, KP3, P.Linh Xuân cho biết cả khu trọ chưa ai được nhận hỗ trợ.

Kết quả, dịch lây lan ra cả khu trọ nhà số 46, 46/2 và 50 đường số 4, Khu phố 3. Số người nhiễm bệnh hơn 40 người. Mặc dù vậy, chúng tôi chỉ nhận được hỗ trợ từ các nhóm thiện nguyện và các bác sĩ tự do. Nhiều ngày sau, khi người dân tự điều trị và dần khoẻ lại thì phường bất ngờ xuống đưa đi cách ly tập trung. Chúng tôi viết đơn xin cách ly tại nhà nhưng không được.

Riêng về hoàn cảnh của cô N. rất khó khăn. Cô qua đời bỏ lại ba người con nhỏ là T.T.K.M đang học lớp 10, T.T.K.Y đang lớp 6 và con út là T.H.L đang học lớp 5”, tập thể hơn 40 người dân ở khu trọ số 44, 46, 46/2 và 50 đường số 4, Khu phố 3 phản ánh trong đơn cầu cứu gửi đến Ngày Nay.

Lên phường hỏi tiền hỗ trợ

Người dân ở đây cho biết, cuộc sống của bà con suốt mấy tháng qua gặp muôn vàn khó khăn, vất vả do không có việc làm. Chủ nhà trọ rất tốt bụng chỉ thu tiền điện nước hằng tháng nhưng biết bao chi phí khác phải trang trải nên người lao động nghèo ngày càng túng quẫn. Ăn uống chỉ dựa vào nguồn từ các Mạnh Thường Quân, Cảnh sát khu vực và những hộ có điều kiện gần đó.

Thưa lãnh đạo, dân đang rất đói !: Người nghèo kéo lên UBND P.Linh Xuân hỏi tiền hỗ trợ ảnh 2

Hình ảnh người dân lên phường hỏi về tiền hỗ trợ ngày 16/9.

Từ đầu dịch đến nay chúng tôi không nhận được tiền trợ cấp mặc dù tổ trưởng đưa đơn xuống viết, đăng ký giấy, đăng ký trực tuyến (do uỷ ban đưa ra) nhưng chỉ có một vài người lãnh tiền. Chúng tôi gọi điện phản ánh thì họ nói phát đông quá chờ vài ngày sau xuống phát. Chúng tôi chờ mãi không thấy nên gọi tiếp thì họ nói hết rồi.

Chúng tôi chưa một lần nhận hỗ trợ đợt 1, đợt 2 hay đợt 3. Gọi điện lên tổng đài 1022 thì được hứa hẹn chuyển về UBND phường giải quyết kèm theo hai số điện thoại 0933.122.XXX và 0909.796.XXX. Thế nhưng, khi gọi điện thì không nghe máy hoặc nghe thì nói bận, sau giờ hành chính chúng tôi gọi thì họ nói hết giờ làm việc và yêu cầu gọi lại trong giờ hành chính”, tập thể người dân trong các khu trọ bức xúc.

Chờ mãi đến ngày 16/9/2021 vừa qua vẫn không có bất kỳ gói hỗ trợ tiền nào đến tay, hàng trăm người dân ở các dãy trọ trên đường số 4, Khu phố 3 và các Khu phố 2, 4… cùng nhau lên HĐND, UBND và Công an P.Linh Xuân hỏi lý do.

Trước những bức xúc của người dân, một cán bộ công an địa phương đề nghị bà con bình tĩnh và trấn an: “Đã có danh sách rồi, đã nộp lên uỷ ban, đã có ghi nhận rồi. Bây giờ chờ có tiền về sẽ phát sớm, đầu tiên luôn… Ai thiếu thốn gì về lương thực thực phẩm sẽ hỗ trợ gói an sinh cho bà con. Bây giờ về đi đừng có đứng ngoài đường làm gì, anh em sẽ xuống dưới làm việc với bà con ở nhà trọ luôn, trong ngày hôm nay luôn”.

Tuy nhiên, theo chị Lê Thị Lành (ở khu trọ số 50 đường số 4, người trực tiếp nói chuyện với công an), sau đó họ chỉ xuống làm việc với vài người dân và đến nay vẫn không có bất kỳ hỗ trợ nào. “Từ đầu dịch, chúng tôi nhận được hỗ trợ hai lần gồm: 5kg gạo, nước nắm, đường, trứng, sữa… Ngoài ra không có bất kỳ ai nhận được tiền. Bây giờ chúng tôi ở đây rất khó khăn, mong lãnh đạo hỗ trợ để ăn chứ giờ quá khổ rồi, ba tháng nay luôn rồi”, chị Lành thay mặt bà con khu trọ cầu cứu.

Thưa lãnh đạo, dân đang rất đói !: Người nghèo kéo lên UBND P.Linh Xuân hỏi tiền hỗ trợ ảnh 3

Chị Hương (phải) và Trâm (trái) cho biết đang rất khó khăn.

Cũng lâm vào tình cảnh tương tự, chị Lê Thị Hương và Nguyễn Thị Trâm đại diện cho khoảng 100 phòng trọ ở hẻm 101/2a, đường số 4, Khu phố 3, P.Linh Xuân cho biết: “Chúng tôi là công nhân, thợ hồ, giữ trẻ, may mặc…, từ 15/7 cách ly phường đến nay chúng tôi chỉ nhận được một lần hỗ trợ gạo và rau củ nhưng rau củ cũng hư hỏng rất nhiều. Ngoài ra chúng tôi chưa nhận được bất kỳ gói hỗ trợ nào khác từ nhà nước”.

Hàng trăm người lao động thất nghiệp khác đang sinh sống ở các khu trọ số 105/8A đường số 4, Khu phố 3; số 103 đường số 4, Khu phố 3; số 43/3 đường số 4, Khu phố 3; số 107 đường số 4, Khu phố 3; số 226/19/17 đường số 8, Khu phố 3…. Dãy trọ 50 phòng ở hẻm 68/8/10 đường số 1, Khu phố 2, P.Linh Xuân… Số 163 đường 11, Khu phố 4, P.Linh Xuân… Tất cả đều mất việc, khó khăn nhưng chưa nhận được gói hỗ trợ nào ngoại trừ một vài phần quà là lương thực thực phẩm.

Chiều 23/9/2021, Phóng viên đã liên hệ với UBND P.Linh Xuân để tìm hiểu nguyên nhân. Tuy nhiên, thời điểm này Chủ tịch Phường là ông Vũ Quốc Bảo đang điều trị bệnh nên không có mặt ở trụ sở, liên lạc qua điện thoại cũng không có hồi âm. Phó Chủ tịch UBND phường Nguyễn Hoàng Long cho biết bản thân không phụ trách việc hỗ trợ nên đề nghị Phóng viên liên hệ Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Thuỷ.

Trao đổi với Ngày Nay, bà Thuỷ cho biết bản thân phụ trách việc hỗ trợ người dân của phường nhưng không được uỷ quyền phát ngôn. “Anh Bảo đã nhận và chuyển thông tin của anh (Phóng viên) cho tôi rồi, nhưng để tôi trao đổi, xin ý kiến anh Bảo”. Sau đó, bà Thuỷ cho biết không liên hệ được với Chủ tịch phường, đề nghị sẽ tham mưu và Chủ tịch phường sẽ thông tin cho báo qua điện thoại, thời điểm là ngày 24/9/2021. Tuy nhiên, đến nay, lãnh đạo P.Linh Xuân vẫn giữ thái độ im lặng.

Thưa lãnh đạo, dân đang rất đói !: Người nghèo kéo lên UBND P.Linh Xuân hỏi tiền hỗ trợ ảnh 4

Một phần nhỏ trong số hàng trăm người dân ký tên cầu cứu.

TP.Thủ Đức phản hồi

Phóng viên tiếp tục liên hệ và chuyển thông tin đến ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư Thành uỷ TP.Thủ Đức kiêm Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh Covid-19 TP.Thủ Đức. Ngay sau đó, Văn phòng Thành uỷ TP.Thủ Đức phản hồi:

TP.HCM chia làm ba đợt hỗ trợ. Đợt một dành cho 6 đối tượng trên địa bàn TP.HCM là những hộ nghèo, cận nghèo có mã số, những hộ thật sự khó khăn. Đợt hai là hộ lao động tự do khó khăn thì bị vướng. Sau khi đã chi cho khoảng một nửa số hộ (chặng 1 đợt 2), được nhận hỗ trợ 1,5 triệu đồng (300.000 đồng quà và 1,2 triệu đồng tiền mặt), TP.Thủ Đức lập danh sách chặng 2 của đợt 2 đưa lên TP.HCM thì đang ngưng lại để xem xét một gói (gói thứ 3 - PV) không phân biệt lưu trú, thường trú, tạm trú mà những người nào đang định cư trên địa TP.HCM đều được hỗ trợ 1 triệu đồng/người.

Hiện nay, các Phường đang lập danh sách này. Tổ trưởng Khu phố, Cảnh sát khu vực sẽ là nòng cốt lập danh sách và có hội đồng xét duyệt. Khi chuyển lên Phường thì cũng có hội đồng, chuyển lên TP.Thủ Đức cũng có hội đồng tương tự để xem xét. Hiện cả ba hội đồng đã duyệt xong danh sách. Tất cả 82.000 hộ dân chuyển từ chặng 2 đợt 2 sang đợt 3 đang được ưu tiên trước. TP.Thủ Đức đang xin chủ trương tạm ứng một gói khoảng 250 tỷ đồng để chi cho những người bổ sung từ chặng 2 đợt 2.

TP.HCM đã tiếp nhận thông tin này và đang chờ có văn bản thống nhất chủ trương để TP.Thủ Đức chi hỗ trợ. Danh sách và tiền thì TP.Thủ Đức cũng đã chuẩn bị xong và đang tích cực liên hệ với TP.HCM để sớm chi cho bà con.

TP.Thủ Đức rất chia sẻ với những khó khăn mà bà con gặp phải bởi có người được nhận, có người lại không, do thông tin chưa tới, chưa đầy đủ. Khi nhận được thông tin phản ánh thì các Phường cũng có động thái hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu. Phường cũng làm được một việc là vận động chủ nhà trọ không thu tiền trong thời gian này, nhưng cũng có một số nơi không đồng ý. Rất mong bà con chia sẻ.

Riêng vụ việc ở P.Linh Xuân, Văn phòng Thành uỷ TP.Thủ Đức sẽ chuyển thông tin và chỉ đạo Bí thư P.Linh Xuân, kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 phường kiểm tra, đôn đốc, trước mắt là hoàn tất, bổ sung danh sách để tránh bị thiếu sót, đặc biệt ưu tiên cho những người dân trong danh sách ở chặng 2 đợt 2 này”.

Người dân Q.7 chưa nhận được gói hỗ trợ trong cả 3 đợt


Giữa tháng 8, nhiều hộ dân chung cư Đức Khải (P.Phú Mỹ, Q.7) đã đại diện các cư dân làm đơn kiến nghị xem xét hỗ trợ cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, cư dân Block B4 gặp nhiều khó khăn do bà con thuộc diện tái định cư, có cuộc sống và thu nhập không ổn định. Bà con đa số phải sinh sống bằng những công việc thời vụ.


Ngày 1/7, Block B4 lại là tòa tháp đầu tiên của chung cư Đức Khải bị phong tỏa nên các cư dân phải ở trong nhà suốt quãng thời gian này. Sau khi được gỡ phong tỏa, cư dân thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 nên đời sống càng khó khăn. Hầu hết, bà con mất hẳn thu nhập để nuôi cả gia đình, đến nay đang rơi vào hoàn cảnh rất túng quẫn…


Trong khoảng thời gian chung cư bị phong tỏa, hàng trăm hộ dân đã làm Đơn xin được hỗ trợ mất thu nhập do dịch Covid-19 nhưng chỉ có 5 trường hợp được duyệt.


Ngày 8/9, UBND phường tiếp tục gửi phiếu đến cư dân B4 để điền những thông tin liên quan đến phiếu hỗ trợ lần 2. Theo thông báo lần này, do số phiếu có hạn nên ưu tiên cho những hộ ở nhà thuê.


Ngày 14/9, cư dân tiếp tục nhận được phiếu để điền thông tin Mẫu gói hỗ trợ mới. Theo thông báo từ Tổ trưởng dân phố, mỗi hộ dân sẽ nhận được 1 phiếu và không phân biệt tạm trú hay thường trú.


Từ đó đến nay, số tiền hỗ trợ cho cả 3 đợt, những trường hợp nào được nhận thì người dân vẫn chưa được biết cụ thể.


Đỗ Hưng

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.