Trên đường cái quan

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Cuối cùng thì điều đáng sợ nhất mà dịch bệnh có thể tạo ra cũng đã xuất hiện trên những con đường cái quan. Đó là những dòng người bỏ chạy khỏi miền đất hứa của mình, bỏ chạy khỏi nơi mà họ đã đến để mưu sinh, nhưng giờ đây chỉ còn là nơi có thể khiến họ chết vì dịch bệnh, và đáng sợ hơn, là chết đói.
CSGT dẫn đường cho hàng nghìn người từ các tỉnh phía Nam đổ về Tây Nguyên ngày 25/7. (Ảnh: Zing)
CSGT dẫn đường cho hàng nghìn người từ các tỉnh phía Nam đổ về Tây Nguyên ngày 25/7. (Ảnh: Zing)

Hàng triệu người dân từ các miền quê nghèo đã đến các đô thị phát triển để tìm kiếm việc làm, trở thành nhân công của các nhà máy, của các loại hình phục vụ lối sống tiêu dùng của thị dân trong nhiều năm qua. Thị thành đã nuôi họ, nuôi gia đình họ tốt hơn những cánh đồng, những mảnh ruộng nương trên đất dốc. Nhưng giờ đây, khi dịch bệnh hoành hành, những người lao động nhập cư trở nên tứ cố vô thân. Họ không còn việc làm, không có tiền thuê nhà, ngay cả miếng ăn cũng chỉ có thể trông chờ vào những người làm từ thiện. Đó không còn là cuộc sống nữa.

Họ phải trở về nơi mình đã sinh ra, nơi họ đã từng sống, nơi mà dẫu nghèo đói thì họ vẫn có thể lần hồi rau cháo nuôi nhau. Đó là lựa chọn duy nhất của những người lao động nhập cư nghèo ở thời điểm này. Nhưng, ngay cả lựa chọn duy nhất ấy cũng không dễ dàng gì khi mà con đường cái quan để họ trở về đã không còn thông suốt.

Từ Sài Gòn về đến quê nhà, gần như Nam Trung Bộ, hay Tây Nguyên thì cũng đi qua dăm ba tỉnh thành, xa như miền núi phía Bắc thì cả chục tỉnh thành, mà mỗi tỉnh thành bây giờ như một quốc gia riêng, với đường biên giới bị chốt chặn, khai báo, test covid. Với điều kiện ăn ở đi lại trên đường nhiều ngày ròng rã, chẳng may bị cảm sốt thì những lưu dân ấy khó lòng về được đến quê nhà. Mà dẫu có về đến quê thì nguyên tắc đi từ vùng dịch về họ sẽ phải cách ly trong khi năng lực tiếp nhận cách ly của các địa phương thì hạn chế.

Đi không được, ở không xong, số phận những người lao động nông thôn ở thị thành sẽ ra sao khi giãn cách kéo dài. Sài Gòn, Bình Dương hôm nay, mai sẽ là Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… Chúng ta có rất nhiều kịch bản chống dịch, nhưng kịch bản nào cho hàng triệu con người mà ngay cả cơ hội để sống được cho đến khi mắc dịch cũng không hề dễ dàng? Nếu không sớm có phương án để giải quyết nhu cầu được sống của cần lao, tôi tin rằng chúng ta sẽ đối mặt với thảm hoạ nhân đạo mà lựa chọn nào cũng đau đớn như nhau.

Nếu để người dân tự do di chuyển về quê, dịch bệnh sẽ lan rộng và không thể ngăn chặn. Nếu giữ họ ở lại thành phố mà không có đủ sức để cưu mang thì sự hỗn loạn sẽ xảy ra bất chấp các loại rào chắn hay dây chăng. Vậy thì giải pháp sẽ là gì? Tôi nghĩ lúc này là lúc mà các địa phương cần phải dũng cảm để đón nhận đồng hương của mình trở về một cách khoa học.

Theo đó, chính quyền các địa phương cần mở cổng thông tin tiếp nhận và thông kê nhu cầu trở về địa phương của bà con quê hương để biết được có bao nhiêu người có nhu cầu, và có chỗ cụ thể để sống khi trở về, có phương tiện để về hay không. Sau đó, cử đại diện, và phương tiện đến đón, xuất phát trong một ngày được ấn định, có xe cứu thương, và hỗ trợ hậu cần để đồng hành cùng bà con. Người trở về, ai có phương tiện cá nhân thì sử dụng, ai không có thì hỗ trợ. Các đoàn người di cư này có đại diện địa phương đi cùng để qua chốt các tỉnh thành về thẳng quê hương. Khi về đến nơi sẽ giữ lại để xét nghiệm, những người âm tính trở về cách ly tại nhà.

Thành phố không còn đủ sức để cưu mang người lao động nhập cư, lúc này là lúc mà chính quyền các địa phương cần thể hiện trách nhiệm của mình với đồng bào. Và tôi tin rằng chính quyền địa phương sẽ không cô đơn khi mà họ luôn có thể nhận được sự ủng hộ của những người đồng hương khi biết thể hiện trách nhiệm với đồng hương của mình. Khi đó, trên các con đường cái quan sẽ không còn cảnh bi thương của đoàn người chạy loạn, mà sẽ là một hành trình của tình người, tình quê.

Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.