Trung Quốc áp đảo trong cuộc chiến tranh thương mại

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Năm 2020, Trung Quốc đã vượt trội hơn mọi nền kinh tế lớn khác trên thế giới khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu. Nhờ những thành tựu này, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tỏ ra áp đảo trước Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại.
Trung Quốc áp đảo trong cuộc chiến tranh thương mại

Nền kinh tế lớn Trung Quốc kết thúc năm 2020 với thặng dư thương mại là 78 ​​tỷ USD trong tháng 12, theo dữ liệu hải quan mới được công bố. Tổng Tthặng dư của Trung Quốc trong năm qua đạt mức kỷ lục 535 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2019. Xuất khẩu, trong khi đó, tăng lên mức cao nhất mọi thời đại.

Larry Hu, chuyên gia kinh tế về Trung Quốc của ngân hàng Macquarie Capital, viết trong một báo cáo: “Giữa tất cả những ồn ào về sự tách rời tương quan và phi toàn cầu hóa, có phần bất ngờ, đại dịch đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới”.

Trong khi đó, ông Louis Kuijs - trưởng bộ phận kinh tế châu Á của công ty Oxford Economics, cho rằng thành tựu của Trung Quốc phần lớn là nhờ đất nước này đã kiểm soát tốt đại dịch COVID-19. Trung Quốc đã được hưởng lợi từ rất nhiều nhu cầu về đồ bảo hộ và đồ điện tử khi mọi người trên khắp thế giới làm việc tại nhà.

“Sau khi phục hồi từ cuộc khủng hoảng COVID-19 của riêng mình, Trung Quốc đã mở cửa kinh doanh khi đại dịch tạo ra nhu cầu khổng lồ đối với hàng hóa liên quan tới đại dịch", ông Kuijs chỉ ra.

Trong khi đó, cán cân thương mại của Trung Quốc với Mỹ thậm chí còn trở nên mất cân bằng hơn: thặng dư thương mại của Bắc Kinh với Washington đã tăng lên 317 tỷ USD vào năm 2020, tăng 7% so với năm trước và cao thứ hai trong kỷ lục, theo Iris Pang - chuyên gia của ngân hàng ING.

Số tiền này chỉ thấp hơn 7 tỷ USD so với năm 2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại để sắp xếp lại mối quan hệ lệch lạc với Trung Quốc.

"Căn cứ vào tình trạng hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, sẽ là công bằng khi nói rằng cuộc chiến thương mại của Trump với quốc gia châu Á đã thất bại", chuyên gia Kuijs nhận định.

Trung Quốc dự kiến ​​sẽ công bố số liệu GDP vào cuối năm 2020 trong vài ngày tới. Các nhà phân tích kỳ vọng rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ còn tăng hơn nữa trong 3 tháng cuối năm. Các nhà phân tích của hãng tin Reuters dự đoán GDP của Trung Quốc sẽ tăng 2,1% trong cả năm 2020.

Tuy nhiên, tương lai của Trung Quốc không phải là không có thách thức. Các nhà phân tích chỉ ra rằng Tổng thống đắc cử Joe Biden có khả năng sẽ không thay đổi quan điểm về thâm hụt thương mại giữa hai nước.

"Chính phủ Biden sẽ thực hiện một cách tiếp cận khác, ít hung hãn hơn và ổn định hơn đối với Trung Quốc. Nhưng về mặt chính trị, ông Biden không thể sớm dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc", chuyên gia Louis Kuijs dự đoán.

Theo CNN
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.