Vì sao Đài Loan không hoảng sợ trước sức ép quân sự từ Trung Quốc?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - 150 chiếc chỉ trong 4 ngày là một con số kỷ lục, từ khi Trung Quốc bắt đầu điều máy bay quân sự tới trong không phận của Đài Loan. Tuy vậy, trước những căng thẳng đang ngày càng leo thang trong eo biển, hòn đảo vẫn giữ được sự bình tĩnh.
Máy bay chiến đấu J-10 của Không quân Trung Quốc. Ảnh: AP
Máy bay chiến đấu J-10 của Không quân Trung Quốc. Ảnh: AP

Đã quen với chiến thuật của Trung Quốc

Đầu tháng 10, 150 máy bay quân sự đã được Trung Quốc điều đến vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan - một con số kỷ lục, làm gia tăng lo ngại về xung đột quân sự trong khu vực, hay thậm chí là một cuộc chiến toàn diện.

Đài Loan luôn cảnh giác trước mọi hoạt động quân sự của Trung Quốc, nhưng họ vẫn không đặt hòn đảo tình trạng báo động. Vì sao Đài Loan không hề tỏ ra hoảng sợ trước những sức ép tới từ Trung Quốc?

Theo Wen-Ti Sung, Giảng viên cao cấp Chương trình Nghiên cứu Đài Loan tại Đại học Quốc gia Úc, sự bình tĩnh của Đài Loan bắt nguồn việc họ đã quá quen với chiến thuật phô diễn sức mạnh quân sự để gây sức ép của Bắc Kinh. Ông Wen-Ti Sung gọi đây là "quy luật tác động giảm dần theo thời gian."

Vì sao Đài Loan không hoảng sợ trước sức ép quân sự từ Trung Quốc? ảnh 1
Tiêm kích J-16 của Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)

Trên thực tế, Đài Loan đã đối mặt với áp lực quân sự và ngoại giao từ Trung Quốc trong hơn một phần tư thế kỷ qua. Trong cuộc bầu cử lãnh đạo đầu tiên của Đài Loan năm 1996, quân đội Trung Quốc đã tiến hành các vụ thử tên lửa quy mổ lớn ở vùng biển gần hòn đảo, Kể từ đó, những cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc diễn ra thường xuyên, bao gồm cả việc điều máy bay quân sự vào các vùng lân cận của Đài Loan. Qua những động thái này, Trung Quốc muốn cảnh báo rằng chiến tranh có thể nổ ra giữa 2 bên, và Đài Loan tốt hơn hết là không nên vượt qua "lằn ranh đỏ" của Bắc Kinh.

Vì sao Trung Quốc muốn "vây" Đài Loan?

Việc Trung Quốc tăng cường phô diễn lực lượng quân sự phục vụ cho cả mục đích đối nội và đối ngoại của họ.

Trong nước, Trung Quốc đang ở giai đoạn then chốt trong quá trình cải tổ lãnh đạo. Tháng tới, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tổ chức Hội nghị Trung ương lần thứ 6, nơi các thành viên chủ chốt sẽ thảo luận và thống nhất về danh sách những lãnh đạo tiếp theo của đảng.

Vì vậy, việc điều số lượng lớn máy bay quân sự vào ADIZ của Đài Loan có thể sẽ phục vụ cho mục đích tuyên truyền và chính trị của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông Tập luôn có một tư tưởng chính trị chủ chốt là biến "Giấc mơ Trung Hoa" thành hiện thực, và muốn quảng bá tư tưởng này tới người dân Trung Quốc. Vì vậy, một cuộc phô diễn sức mạnh quân sự sẽ là công cụ để ông Tập giành được sự ủng hộ từ phía dân chúng. Ngày 3/10, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã gọi hành động điều máy bay chiến đấu vào ADIZ của Đài Loan là "cuộc diễu hành quân sự mừng ngày Quốc khánh Trung Quốc (1/10)".

Ngày 8/4/2021, ông Tập Cận Bình đã diễn giải nội hàm của “Giấc mơ Trung Hoa” trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA): “Vào giữa thế kỷ 21, Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, thịnh vượng, hùng mạnh, dân chủ, văn hóa tiên tiến và hòa hợp; và giấc mơ Trung Hoa, cụ thể là sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa, sẽ thành hiện thực”.

Ông Tập Cận Bình nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục nắm quyền điều hành đất nước trong một thời gian dài. Nhưng việc thể hiện chủ nghĩa dân tộc bằng cách phô trương sức mạnh quân sự sẽ khiến uy tín của ông Tập được nâng cao hơn nữa.

Về mặt đối ngoại, áp lực quân sự từ phía Trung Quốc có thể sẽ khiến Quốc dân đảng (KMT), đảng chính trị đối lập tại Đài Loan phải điều chỉnh chính sách mới theo ý muốn của Bắc Kinh. Đảng này vừa mới bầu ra lãnh đạo mới là ông Eric Chu, người muốn thực hiện những chính sách đối ngoại thân thiện với Mỹ. Ông Chu hứa rằng sẽ lắng nghe những tiếng nói khác trong KMT, và cam kết sẽ nối lại các cuộc đàm phán bị đình trệ giữa Đài Loan và Trung Quốc.

Vì sao Đài Loan không hoảng sợ trước sức ép quân sự từ Trung Quốc? ảnh 2
Ông Eric Chu, tân lãnh đạo KMT, đảng đối lập tại Đài Loan. (Ảnh: Sam Yeh/AFP)

Vì vậy, ông Tập Cận Bình có lý do chính đáng để phô diễn sức mạnh quân sự trong thời điểm này. Đáng chú ý, trong số 150 máy bay quân sự mà Bắc Kinh gửi tới ADIZ của Đài Loan, 149 chiếc xuất hiện trong 4 ngày đầu tháng 10, và chỉ có 1 chiếc xuất hiện trong ngày 5/10 - ngày ông Eric Chu chính thức nhậm chức.

Tuy nhiên, dường như Trung Quốc không quá vội vàng trong việc sát nhập Đài Loan với đại lục.

Chiến thuật gây sức ép bằng phô diễn sức mạnh quân sự của Trung Quốc là một con dao hai lưỡi, ông Wen-Ti Sung nhận xét. Một mặt, nó giúp Bắc Kinh răn đe và ngăn cản Đài Loan tiến tới độc lập. Nhưng mặt khác, nó làm cho uy tín của Bắc Kinh tại Đài Loan ngày càng giảm sút.

Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu Bầu cử thuộc Đại học Quốc gia Chengchi (Đài Loan), từ năm 1994 đến nay, tỷ lệ người Đài Loan ủng hộ việc sát nhập với Trung Quốc luôn dưới 5%.

Vì sao Đài Loan không hoảng sợ trước sức ép quân sự từ Trung Quốc? ảnh 3

Đường màu đỏ thể hiện tỷ lệ người Đài Loan ủng hộ sát nhập với Trung Quốc (Unification as soon as possible) luôn nằm dưới mức 5% từ năm 1994 đến ngày 21/6/2021. (Nguồn: Đại học Quốc gia Chengchi, Đài Loan)

Bên cạnh đó, số người Đài Loan tự nhận bản sắc dân tộc của mình là Trung Quốc giảm từ 25,5% trong năm 1992 xuống chỉ còn 2,7% trong năm 2021.

Vì sao Đài Loan không hoảng sợ trước sức ép quân sự từ Trung Quốc? ảnh 4

Đường màu xanh dương thể hiện tỷ lệ người Đài Loan tự nhận bản sắc dân tộc của mình là Trung Quốc (Chinese) giảm từ 25,5% trong năm 1992 xuống chỉ còn 2,7% trong năm 2021. (Nguồn: Đại học Quốc gia Chengchi, Đài Loan)

Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn trung thành với chiến thuật trên, bởi họ coi việc sát nhập Đài Loan vào lãnh thổ của mình là ưu tiên hàng đầu chứ chưa phải là sự ủng hộ của người dân Đài Loan.

Kế hoạch cuối cùng của Bắc Kinh là gì?

Theo thiếu tướng Qiao Liang, người từng phục vụ trong lực lượng Không quân Trung Quốc, kế hoạch sau cùng của Bắc Kinh là "sự kiên nhẫn có tính chiến lược".

Cụ thể, Trung Quốc sẽ đợi đến khi cán cân quân sự trong eo biển nghiêng hẳn về phía mình. Bắc Kinh sẽ chỉ sử dụng quân đội khi chắc chắn sẽ áp đảo toàn diện Đài Loan, thậm chí đủ từ chối cả sự can thiệp quân sự của Mỹ nếu có.

Ngoài ra, về mặt chính trị, Bắc Kinh có thể sẽ sử dụng sức hấp dẫn của nền kinh tế Trung Quốc để thu hút những thủ lĩnh ý kiến trẻ tuổi tại Đài Loan, và từ từ xây dựng lại sự ủng hộ của người dân trên hòn đảo. Với cách tiếp cận này, các ưu đãi kinh tế thay thế quyền lực mềm, thứ mà Bắc Kinh đang thiếu ở thời điểm hiện tại.

Theo ông Wen-Ti Sung, điều này phù hợp với logic của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vốn là nền tảng của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc. Cụ thể, sự kết nối được xây dựng trên “cơ sở hạ tầng” (lợi ích chung về vật chất và kinh tế) lâu dài và bền vững hơn sự kết nối dựa trên “kiến trúc thượng tầng” (sự liên kết về mặt lý tưởng hoặc cảm xúc).

Với Đài Loan, nếu họ muốn giảm thiểu nguy cơ leo thang quân sự với Trung Quốc và duy trì hòa bình trong tương lai, hợp tác chặt chẽ hơn với những nước dân chủ khác là chìa khoá, ông Wen-Ti Sung nhận xét. Nếu Đài Loan và các nước dân chủ khác xây dựng được một tiếng nói chung đủ mạnh về tương lai của hòn đảo, Trung Quốc có thể sẽ không còn đánh giá thấp sức mạnh của Đài Loan.

Theo The Conversation
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.