Youtuber 'làm phép' đẩy lui dịch COVID-19, xúc phạm tín ngưỡng thờ Mẫu

0:00 / 0:00
0:00
Ban Tôn giáo Thành phố Hà Nội khẳng định đây là hành vi không thể chấp nhận, phải loại bỏ vì một xã hội văn minh, tiến bộ, thượng tôn pháp luật.
Lễ tế tại Đền Mẫu Âu Cơ. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Lễ tế tại Đền Mẫu Âu Cơ. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Theo thông tin từ Ban Tôn giáo Thành phố Hà Nội, thời gian gần đây, có một cá nhân tự xưng là thầy Long có những hành vi, phát ngôn ngông cuồng, phỉ báng, xúc phạm nghiêm trọng tín ngưỡng thờ Mẫu, xúc phạm anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn.

Cụ thể, khi bốc bát hương, “trấn yểm” tại tượng đài Trần Hưng Đạo (Thành phố Hồ Chí Minh), ông ta bắt Đức Thánh Trần “quỳ gối, van xin,” dùng bộ bài ném vào ba bức tượng Tam tòa Thánh Mẫu tại nhà riêng của mình…

"Trấn yểm" để đẩy lui COVID-19?

Trưởng Ban Tôn giáo Thành phố Hà Nội, ông Phạm Tiến Dũng cho biết đối tượng này là Lương Gia Long (Lương Chính Khang) sinh năm 1979 cư trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, sử dụng tài khoản YouTube, Facebook và TikTok là Thầy Long 0984133133.

Trong các clip đăng tải trên mạng xã hội, Lương Gia Long (thầy Long) tự xưng Ngọc Hoàng Đại Đế, tuyên truyền nhiều thông tin mê tín dị đoan, khẳng định mình có thể làm phép, “trấn yểm” để đẩy lui dịch COVID-19. Đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội, ông ta vẫn tự lái ôtô vào Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện các hành vi xúc phạm đến Hưng Đạo Vương như trên, sau đó trở về Hà Nội vào ngày 22/9.

Trao đổi với phóng viên báo VietnamPlus, ông Phạm Tiến Dũng cho hay đây không chỉ là hành động vô văn hóa mà còn có dấu hiệu vi phạm Điều 5 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, ở nội dung “Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.”

“Hoạt động tâm linh, tín ngưỡng đã phát triển đa dạng, phong phú trên các kênh truyền thông, mạng xã hội, các ấn phẩm xuất bản. Người dân có điều kiện tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, giúp họ trang bị cho việc tu dưỡng bản thân, sống tốt đời đẹp đạo. Tuy nhiên, chính sự phát triển tràn lan như vậy khiến một số đối tượng tự xưng là ‘thầy,’ truyền bá mê tín dị đoan, trục lợi tâm linh,” ông Phạm Tiến Dũng cho biết.

Trưởng Ban Tôn giáo Thành phố Hà Nội khẳng định đây là hành vi không thể chấp nhận, phải loại bỏ vì một xã hội văn minh, tiến bộ, thượng tôn pháp luật.

Youtuber 'làm phép' đẩy lui dịch COVID-19, xúc phạm tín ngưỡng thờ Mẫu ảnh 1
Ông Long 'làm phép' tại nhà riêng. (Ảnh chụp màn hình)

Ban Tôn giáo đã báo cáo sự việc lên Ủy ban nhân dân thành phố. Ông Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết đã giao Thanh tra Sở vào cuộc làm rõ.

Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho rằng các quy định của pháp luật về xử phạt hành vi tuyên truyền thông tin sai sự thật, vu khống, truyền bá mê tín dị đoan trên mạng xã hội rất rõ ràng. Sau khi xác minh thông tin, Sở sẽ mời người này lên để xử lý theo đúng quy định nếu phát hiện sai phạm.

Xúc phạm văn hóa

Trước đó, nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Anh, Phó Chủ nhiệm Trung tâm Bảo tồn Đạo Mẫu Việt Nam đã có đơn gửi Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục An ninh văn hóa (Bộ Công An), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Sở Thông tin-Truyền thông...

Trong đơn, nghệ nhân Đặng Ngọc Anh khẳng định, các lời lẽ xúc phạm đến Hưng Đạo Đại Vương và Tam tòa thánh Mẫu khiến "ai nghe cũng phẫn nộ, ai nghe cũng đau lòng."

Cụ thể, các video có nội dung như "Tôi đã vào Thành phố Hồ Chí Minh và khai quang âm phần cho thành phố" đăng ngày 9/9; "Tôi đang quay lại Sài Gòn để cố gắng đưa lư hương về vị trí ban đầu" đăng ngày 10/9; “Triệu Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương về trấn giữ Thành phố Hồ Chí Minh” đăng ngày 11/9; "Hình phạt cho Tam tòa thánh Mẫu" đăng ngày 15/9…

Nghệ nhân Đặng Ngọc Anh lên án hành vi này của ông Lương Gia Long và khẳng định những video này đã gây nên một sự phẫn nộ tột cùng trong cộng đồng những người theo đạo Mẫu.

“Đây là một sự phỉ báng, xúc phạm và gây tổn thương đối với những người theo đạo Mẫu. Chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ sự việc này để trả lại sự tôn kính cho đạo Mẫu và thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật," nghệ nhân Đặng Ngọc Anh chia sẻ.

Thạc sỹ Trần Quang Dũng, phó chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Thăng Long, cũng đã rất bất bình khi xem các video này.

Ông cho rằng nội dung các clip này hết sức nhảm nhí. Ở dưới góc độ chuyên môn, ông phân tích đây là hành động mê tín, dị đoan, lợi dụng tín ngưỡng, tập hợp nhiều người tin theo và cuốn họ vào vòng xoáy mê muội. Dẫn chứng là các video của “Thầy Long” có rất nhiều bình luận thể hiện sự tôn sùng, ủng hộ.

“Việc phỉ báng Tam tòa Thánh Mẫu hay Hưng Đạo Vương không chỉ là sự xúc phạm đến các biểu tượng tín ngưỡng mà còn là sự xúc phạm văn hóa dân tộc, anh hùng dân tộc vốn được nhân dân tôn kính, được thế giới tôn trọng,” ông Dũng phân tích.

“Vào YouTube của người này, tôi thấy ông ta đã hoạt động từ 5 năm nay và gây bức xúc trong cộng đồng những người theo đạo Mẫu. Vì vậy, cơ quan quản lý cần vào cuộc, xử lý nghiêm khắc và công khai thông tin, kết quả thanh tra để răn đe những hiện tượng tương tự,” ông Dũng đề xuất.

Youtuber 'làm phép' đẩy lui dịch COVID-19, xúc phạm tín ngưỡng thờ Mẫu ảnh 2
Thầy Huyền Tích, thủ nhang đền thờ Mẫu Thượng Ngàn và Cô Bé Thượng. (thứ 2 từ trái sang). (Ảnh: NVCC)

Đồng tình với quan điểm trên, thầy Huyền Tích, thủ nhang Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn và Cô Bé Thượng (Sóc Sơn, Hà Nội), chuyên gia văn hóa-tín ngưỡng đạo Mẫu, cũng mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc, xử lý nghiêm đồng thời chấn chỉnh hoạt động văn hóa tín ngưỡng.

Ông phân tích: “Bất kể tôn giáo nào cũng sẽ có tín, có mê, có người tín tâm mộ đạo nhưng cũng có người theo đạo bị mê muội, gọi là ‘mê tín.’ Người hành đạo làm sai, biến tướng tôn giáo gọi là ‘dị đoan.’ Để không xảy ra hiện tượng ‘mê tín dị đoan’ chúng ta phải xây dựng một nền văn hóa tâm linh lành mạnh, loại bỏ những vấn đề tiêu cực trong tín ngưỡng và đưa Đạo Mẫu thành một văn hóa chuẩn mực, không bị hiểu nhầm và bị quy chụp.”

Ngày 1/12/2016, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thầy Huyền Tích cho rằng đây là niềm vinh dự, tự hào của dân tộc ta, làm nức lòng những người say sưa với văn hóa truyền thống này. Chính vì vậy, người dân cần có cái nhìn đúng, đủ, chân thực về tín ngưỡng thờ Mẫu, góp phần gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa trường tồn này của người Việt.

Theo Vietnamplus
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: