Ngày Nay số 235

2 NGAYNAY.VN TIÊUĐIỂM Số235 - ThứNăm, ngày 13.8.2020 “Q uan hệ giữaMỹ và Trung Quốc đang trong tình trạng tồi tệ nhất trong 40 năm trở lại đây”- đó là ý kiến của ông David Dollar, cựu phái viên tài chính Mỹ tại Trung Quốc giai đoạn 2009-2013. Ông Dollar hiện tại là một thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Brookings. Hạ tầng mạng xã hội sử dụng giao thức video ngắn có tên TikTok, một sản phẩm của Trung Quốc, đã bùng nổ trong giới thanh thiếu niên Mỹ trong thời gian trở lại đây. TikTok được Thời báo New York mô tả là “câu chuyện thành công cấp toàn cầu đích thực đầu tiên của mạng internet Trung Quốc”. Công ty ByteDance, chủ sở hữu TikTok, đang cố gắng khắc phục những trở ngại đến từ cuộc chiến công nghệ giữa hai quốc gia bằng cách lưu trữ dữ liệu ngoài lãnh thổ Trung Quốc và tuyển dụng lao động Mỹ để quản lý ứng dụng này. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ. Phía Mỹ lập luận rằng Trung Quốc đang tiến hành một chiến dịch gián điệp quốc tế để giành lấy những công nghệ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Bên cạnh đó, Mỹ cũng cho rằng các mạng lưới và ứng dụng công nghệ của Trung Quốc đe dọa đến an ninh quốc gia của nước này. cùng đồng thuận rằng động cơ đằng sau động thái xiết chặt gọng kìm của Mỹ đối với các công ty công nghệ Trung Quốc xuất phát từ sự bất mãn âm ỉ lâu nay của người Mỹ với tập quán kinh doanh của người Trung Quốc, đặc biệt là với những rào cản Trung Quốc đặt ra cho các công ty công nghệ và mạng xã hội nước ngoài. Năm 2016, người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã tuyên bố đặt chân tới Trung Quốc “Những tuyên bố mới đây về việc chặn ứng dụng TikTok và WeChat là một phần của xu hướng lớn hơn khởi đầu từ Huawei và ZTE, nhưng nó cho thấy xu hướng này đã vượt ra khỏi phạm vi các mối lo ngại về an ninh quốc gia và bao trùm các vấn đề kiểm duyệt, do thám và bảo mật dữ liệu cá nhân”, phát biểu của Giáo sư Mary Gallagher, Giám đốc Viện Quan hệ quốc tế kiêm giảng viên Trung tâm Nghiên cứu Trung Hoa thuộc Đại học Michigan. Washington đã áp dụng một chiến dịch tổng lực chống lại đại gia công nghệ Trung Quốc Huawei, đối thủ đáng gờm nhất trong cuộc chạy đua công nghệ mạng 5G. Công ty này đã bị cấm tại Mỹ, tương tự như người đồng hươngZTE.Mỹcũngđanggây áp lực lên các quốc gia đồng minh, ví dụ như Brazil, không cho phép người Trung Quốc tham gia vào mảng vận hành mạng 5G. ByteDance đang đứng trước áp lực phải bán cổ phần của ứng dụng này cho hãng Microsoft của Mỹ để có thể tiếp tục hoạt động. WeChat, ứng dụng nhắn tin của Trung Quốc, cũng đang trong tình cảnh tương tự. Các chuyên gia David Dollar và Mary Galagher NƯỚC CỜ MỚI NHẤT TRONG THƯƠNG Động thái cấm hoạt động của ứng dụng Tiktok trên lãnh thổ Hoa Kỳ mà chính phủ nước này đưa ra mới đây là chương mới nhất trong cuộc thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, một cuộc chiến đang tiến sâu vào địa hạt công nghệ. Dưới sự lãnh đạo của chính quyền Donald Trump, quan hệ giữa Wash - ington và Bắc Kinh đã đi theo chiều hướng xấu, đặc biệt là trong các lĩnh vực thương mại, an ninh quốc gia và công nghệ. Nhưng trong vài tháng trở lại đây, với những doanh nghiệp đang cố gắng phá băng mối quan hệ giữa hai bên, môi trường đầu tư càng trở nên ngặt nghèo hơn lúc nào hết. TrươngNhấtMinh, Giámđốc điềuhành củaByteDance. MINH CHÂU ( theoWeb24 ) Những biện pháp xiết gọng kìm với những doanh nghiệp thành công nhất của Trung Quốc được cho là sẽ làm tổn hại hơn nữa quyền lực mềm của Mỹ tại Trung Quốc. Chúng sẽ làmgiảm lượng khách hàng của Trung Quốc, nhưng chắc chắn không làm giảm đi sự ủng hộ của người dân giành cho chính phủ nước này” Chuyên gia Mary Gallagher

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==