Ngày Nay số 235

TIÊUĐIỂM 3 NGAYNAY.VN Số235 - ThứNăm, ngày 13.8.2020 với một bức hình anh chạy tập thể dục trên quảng trường Thiên An Môn. “Thật tuyệt vời khi được quay trở lại Bắc Kinh”, Zuckerberg viết trên trang mạng xã hội của mình, trong một nỗ lực nhằm thuyết phục chính quyền Trung Quốc mở cánh cửa cho Facebook. Kể từ năm 2009, Facebook đã bị chặn tại Trung Quốc, một quốc gia có tới gần một tỉ người đang sử dụng mạng Internet. Những công ty như Facebook, Google và Twitter hiện đang bị chặn không thể hoạt động trên không gian mạng của nước này. Những nước cờ tấn công trong mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia cũng không chỉ đơn thuần là các đòn ăn miếng trả miếng. Chuyên gia Dollar cho rằng “đây cũng là một phần của chiến lược tranh cử của ông Donald Trump, theo đó quy tội cho Trung Quốc trong các vấn đề dịch bệnh COVID-19 và suy thoái kinh tế”. Ông Trump đã tận dụng sự đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh làm một nền tảng tranh cử của mình. Trong cuộc bầu cử năm 2016, ông đã đề cao cương lĩnh tái định hình mối quan hệ thương mại với Trung Quốc, giành về cho người Mỹ lợi thế và việc làm. Về phần mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tận dụng cuộc thương chiến với người Mỹ để đề cao chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa. “Những biện pháp xiết gọng kìm với những doanh nghiệp thành công nhất của Trung Quốc được cho là sẽ làm tổn hại hơn nữa quyền lực mềm của Mỹ tại Trung Quốc. Chúng sẽ làm giảm lượng khách hàng của Trung Quốc, nhưng chắc chắn không làm giảm đi sự ủng hộ của người dân giành cho chính phủ nước này”, chuyên gia Mary Gallagher nhận định. “Những động thái mới đây của Mỹ là táo bạo và đầy ấn tượng, nhưng nó mang lại những hiệu ứng trái ngược. Tổn hại lớn nhất là tổn hại về hình ảnh đối với các công ty công nghệ Trung Quốc khi bị Mỹ lớn tiếng chỉ trích là không đáng tin cậy” - quan điểm của ông James Andrew Lewis, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc Chính sách Công nghệ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS. Các nỗ lực cân bằng lại mối quan hệ thươngmại giữa hai nước là những nỗ lực đầy khó khăn do sự phụ thuộc lẫn nhau của chuỗi cung ứng tại hai quốc gia. Trung Quốc là nhà cung cấp hàng đầu của Mỹ không chỉ trong lĩnh vực vật liệu và hàng tiêu dùng bình dân, mà còn trong lĩnh vực công nghệ cao vốn là kết quả của chiến lược đầu tư mạnh tay trong nhiều năm qua của chính phủ Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc cũng là một thị trường to lớn với nhiều doanh nghiệp Mỹ, điển hình là hãng Apple. Tuần qua, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã công bố kế hoạch có tên “Mạng Lưới Sạch”, trong đó đề ra bộ chỉ dẫn loại bỏ những ứng dụng mà Mỹ xếp loại “không đáng tin cậy”. Các biện pháp này có mục đích ngăn ngừa các công ty công nghệ Trung Quốc tiếp cận thông tin cá nhân của người Mỹ. Chính quyền Trung Quốc chỉ tríchMỹ đangmưu đồ độc quyền lĩnh vực công nghệ, và cho rằng kế hoạch “Mạng Lưới Sạch” không gì khác chính là một “sách hướng dẫn bắt nạt”. Bước đi tiếp theo của chính phủ Mỹ là gây áp lực lên các công ty Trung Quốc hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán nước này. Một sáng kiến chung giữa Bộ Tài chính Mỹ và Ủy ban Chứng khoán nước này sẽ buộc các công ty Trung Quốc phải rút khỏi thị trường chứng khoán Mỹ nếu không tuân thủ việc đệ trình báo cáo kiểm toán với nhà chức trách Mỹ. Hiện tại, Mỹ chưa thể tiếp cận các tài liệu nội bộ của doanh nghiệp Trung Quốc. Phía Mỹ tuyên bố, các công ty Trung Quốc hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ phải đáp ứng yêu cầu này hoặc rút lui khỏi thị trường chứng khoán Mỹ trước năm 2022. Một trong những công ty Trung Quốc đang niêm yết là người khổng lồ ngành bán lẻ Alibaba. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ chưa đặt ra thời hạn cụ thể để thực thi lời đe dọa này. “Tuyên bố này không thực sự quan trọng trên thực tế, nhưng là một động thái mang tính biểu tượng về sự rạn vỡ hơn nữa trong mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ. Chúng ta có thể dự liệu rằng các biện pháp ngăn sông cấm chợ sẽ còn tiếp tục được đưa ra, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao”, chuyên gia Dollar nhận định. n CHIẾN HOA KỲ - TRUNG QUỐC N gày 6/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp để cấmmọi tổ chức và cá nhân giao dịch với công ty mẹ của TikTok, WeChat sau 45 ngày nữa. Sắc lệnh của ông Trump nêu rõ WeChat và TikTok đã tự động thu thập một lượng lớn thông tin từ người dùng, kiểm duyệt nội dung... Do đó, sắc lệnh cấm mọi tổ chức và cá nhân tại Mỹ giao dịch với ByteDance Ltd. (công ty mẹ của TikTok), có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc hoặc các công ty con của ByteDance. Đồng thời, sắc lệnh cũng cấmmọi tổ chức và cá nhân tại Mỹ giao dịch với tập đoàn Tencent, chủ sở hữu WeChat. Lệnh cấm sẽ chính thức có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày 6/8. Sau khi chính quyền Mỹ tuyên bố ban hành lệnh cấm, TikTok đã lên tiếng chính thức về tính pháp lý của nó và họ cho rằng lệnh cấm này là bất hợp pháp. Báo South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong ngày 10/8 dẫn các nguồn tin riêng cho biết ByteDance, công ty mẹ của TikTok, sẽ gia tăng các hành động pháp lý chống lại lệnh cấm của Tổng thống Donald Trump. “Trương Nhất Minh (Giám đốc điều hành của ByteDance) muốn tạo ra một đế chế kinh doanh toàn cầu. Nhưng khi bị ép phải bán TikTok cho đối thủ cạnh tranh và bị buộc phải rút khỏi cuộc chơi, anh ta không còn gì để mất và sẽ đấu bằng mọi cách có thể”, nguồn tin của báo SCMP nhận định. Khả năng thương vụ giữa TikTok và Microsoft cũng sẽ đổ bể, theo ít nhất hai nguồn tin của tờ này. Nguyên nhân là do Microsoft đưa ra giá quá thấp. “Cơ hội Twitter mua lại TikTok còn thấp hơn vì công ty này không có đủ tiền”, nguồn tin của SCMP tiết lộ. TikTok, ứngdụngvideongắncủaByteDance, công ty có trụsở tại TrungQuốc, được tải hơn175 triệu lượt tạiMỹvàhơn1 tỷ lượt trên toàncầu.Mỹ tốcáoTikTok tựđộngghi lại lượng lớn thông tin từngười dùngnhưvị trí, duyệtweb, lịchsử tìmkiếm. “Bộsưu tập dữ liệunày chophépTrungQuốc truy cập thông tinđộcquyềnvà cánhâncủangườiMỹ, cókhảnănggiúpTrungQuốc theodõi vị trí củanhânviên, nhà thầu liênbang, xâydựngbộ thông tincá nhânđể tống tiềnvà thựchiệngiánđiệpdoanhnghiệp”, tríchđoạn trongsắc lệnh.Mỹ cũngcáobuộc TikTokkiểmduyệt nội dungmà TrungQuốc xemlànhạy cảmchính trị.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==