Ngày Nay số 239

TIÊUĐIỂM 3 NGAYNAY.VN Số239 - ThứNăm, ngày 10.9.2020 đọc tin tức, cũng như thông báo với các cơ quan này về những thay đổi trong thuật toán gây tác động đến việc đánh giá xếp hạng nội dung tin tức. Facebook cũng phải cho phép các cơ quan báo chí có thể vô hiệu hóa phần bình luận trong những bài viết chia sẻ tin tức của họ, hoặc chặn bình luận từ những người dùng cụ thể. Bên cạnh đó, Facebook cũng phải tham vấn các cơ quanbáo chí trong việc phát triển công cụ nhận diện nguồn tin gốc để sử dụng vào mục đích đánh giá xếp hạng nội dung, nhằm đảm bảo rằng tác giả thật sự của nội dung sẽ nhận được thù lao tương xứng. Đáng chú ý, bộ quy tắc này yêu cầu Facebook và các cơ quan báo chí thương lượng về mức thù lao mà mạng xã hội này phải trả cho nội dung tin tức được chia sẻ. Nếu hai bên không đạt được sự nhất trí, mức thù lao sẽ được quyết định bởi trọng tài. Hai bên đưa ra mức giá mong muốn, và một ban trọng tài độc lập sẽ lựa chọn giá của một trong hai bên. Facebook nếu không chấp nhận mức giá này sẽ phải đối mặt với những khoản phạt lớn. Động thái của Facebook nhìn qua thì giống như là một sự phản ứng thái quá trước một bộ quy tắc có vẻ như chưa đòi hỏi gì quá đáng. Bộ quy tắc này không áp đặt mức thù lao mà Facebook phải bỏ ra - tinh thần của nó chủ yếu vẫn là các bên đàm phán để tìm được tiếng nói chung. Tuy nhiên, Facebook lập luận rằng nội dung tin tức không chiếm phần đáng kể và cũng không mang lại lợi nhuận đáng kể cho mạng xã hội này, trong khi các cơ quan báo chí thì đang được hưởng lợi từ một lượng lớn độc giả tiếp cận thông tin qua hạ tầng Facebook. Nếu đúng như vậy, Facebook có thể mang số liệu này tới bàn đàm phán để giành lợi thế cho mình. ACCC thực tế chỉ đang tìm cách giải quyết sự mất cân bằng trong quyền lực thương lượng giữa hai bên, chứ không áp đặt kết quả của việc thương lượng. Động thái leo thang căng thẳng của Facebook sẽ có ý nghĩa hơn nếu cuộc tranh luận về bộ quy tắc chia sẻ lợi nhuận của Australia được đặt trong bối cảnh lớn hơn của một cuộc chiến toàn cầu xung quanh vấn đề kiểm soát hạ tầng mạng xã hội. Facebook dường như muốn khẳng định rằng thông điệp là nhằm hướng tới người Mỹ hơn là người Australia khi công ty này dành cuộc phỏng vấn duy nhất về chủ đề này cho kênh tin tức NBC của Mỹ, trong khi từ chối đề nghị phỏng vấn của tất cả các cơ quan báo chí Australia. Trên phạm vi toàn cầu, Facebook đã từng tránh được kịch bản các chính phủ sử dụng công cụ pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ của công ty này với các cơ quan báo chí thông qua việc chủ động đàm phán với các nhà cung cấp nội dung. Nếu Facebook hiện thực hóa lời đe dọa của mình, người dùng Australia sẽ là người chịu thiệt hại đầu tiên từ vụ đối đầu này. Và có nhiều lý do để cho rằng điều này sẽ thành sự thật. Sau khi Facebook đưa ra lời đe dọa, người đứng đầu chính phủ Australia đã lên tiếng tái khẳng định lập trường cứng rắn, không thay đổi của nước này. Về phía Facebook, công ty này cũng ở vào thế phải hiện thực hóa những lời đe dọa của mình để không bị mang tiếng là dọa suông. Không dễ để hình dung một mạng xã hội Facebook không có các bài chia sẻ tin tức. Vào ngày bầu cử tổng thống Mỹ 3/11 tới, rất có thể người dùng Facebook tại Australia đăng nhập vào tài khoản của mình và không thấy bất cứ tin tức gì về cuộc đối đầu Trump - Biden. Chưa kể đến người người dùng có thể sẽ lạc giữa những thông tin “hỏa mù” khi các cá nhân vẫn có thể cập nhật thông tin diễn biến trên Facebook, nhưng không được có đường link đính kèm. Kết quả là người dùng Facebook phải tiếp cận thứ thông tin không được kiểm chứng, không có kèm theo bối cảnh và thông tin nền. Thay vào đó sẽ là những nhận định đánh giá chủ quan, thậm chí là tin giả và các thuyết âm mưu. Khi Facebook là lăng kính chủ yếu của nhiều người khi sử dụng mạng Internet thì tác động của một lệnh “cấm cửa” như vậy lên hệ sinh thái thông tin của Australia làmột điều không thể xemnhẹ. Nói một cách ngắn gọn, Facebook đã cảnh báo sẽ cắt giảm quyền tiếp cận thông tin của một nhóm người dùng của mình. Một điểm mấu chốt trong lập luận của phía Facebook là mạng xã hội này đã điều hướng hàng triệu độc giả Australia tới các trang tin tức, và do vậy đã mang lại lợi ích cho các tranh tin này. Theo số liệu do chính Facebook cung cấp, người dùng đã click vào các bài báo của Australia qua bảng tin của mạng xã hội này tới 2,3 tỷ lần trong 5 tháng đầu năm 2020. Một nghiên cứu do Đại học Canberra tiến hành năm nay cũng cho thấy có tới 39% người Australia coi Facebook là nguồn cung cấp thông tin hàng đầu, và tỉ lệ này còn cao hơn nữa ở nhóm người dùng trẻ tuổi. Trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19, 49% người được hỏi chọn Facebook làm nguồn cập nhật thông tin về dịch bệnh này. Với thế hệ người dùng ngoài 20 tuổi trở xuống, mạng xã hội là nguồn chính để tiếp cận thông tin về COVID-19. Nếu Facebook “cấm cửa” các nội dung tin tức, rất nhiều người trong số những đối tượng này sẽ không còn tiếp cận được thông tin nhiều như trước đây, giữa một thời điểm mà tin tức không còn đơn thuần là những gì diễn ra xung quanh mà là thông tin cần thiết để giúp con người tránh khỏi nguy cơ bệnh tật và tử vong giữa bệnh dịch. Nếu không tiếp cận được những thông tin cảnh báo kịp thời trên Facebook, rất nhiều người đã từng đi qua những địa điểm nguy cơ cao sẽ không biết được họ có khả năng đã nhiễm virus. Để bảo vệ lợi ích kinh doanh của mình, Facebook đã đe dọa một viễn cảnh khi người Australia có thể đăng tải và chia sẻ mọi thứ trên Facebook - ngoài trừ những nội dung có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dùng. n đối đầu giữa CHÍNH PHỦ AUSTRALIA TổngChưởng lý ChristianPorter khôngengại những lời đedọa của Facebook. Bộquy tắcnàyyêucầu Facebookvàcác cơquan báochí thương lượngvề mức thù laomàmạngxã hội nàyphải trảchonội dung tin tứcđược chiasẻ. Nếuhai bênkhôngđạt được sựnhất trí,mức thù laosẽđượcquyết địnhbởi trọng tài.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==