Ngày Nay số 239

4 NGAYNAY.VN UNESCO Số239 - ThứNăm, ngày 10.9.2020 V òng chung kết cuộc thi sángkiến thanhniên“Trả xanh cho biển” do Quỹ ASEAN tổ chức vừa diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của 6 đội thi xuất sắc nhất toàn quốc. Vượt qua hơn 40 đội, nhóm Pando với 3 sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh nhậngiải nhất gồm10 triệuđồng tiền mặt và giấy chứng nhận. Vì dịch bệnh COVID-19, nhóm không thể ra Hà Nội tham dự vòng chung kết nên đã có phần thuyết trình, phản biện online. Ý tưởng của Pando được đánh giá có tính ứng dụng, khả thi, gây ấn tượng với ban giám khảo, xứng đáng giành giải cao nhất. Ngoài Pando, các sáng kiến của top 6 có mô hình thu gom rác nhựa kết hợp giáo dục tại trường học (giải Nhì), tái chế vỏ mì tôm thành sản phẩm hữu hiệu (giải Ba)... Hai đội lần lượt nhận 5 và 3 triệu đồng cho ý tưởng. Ba đội còn lại giành giải khuyến khích. Anh Nguyễn Khánh Toàn, điều phối quốc gia của sáng kiến “Trả xanh cho biển”, đánh giá, cuộc thi năm nay tương đối thành công, suôn sẻ, gần như đạt được kỳ vọng và mục tiêu của Ban tổ chức đề ra. Hy vọng trong các năm tới, Trả xanh cho biển sẽ thu hút được số lượng sáng kiến lớn, đến từ nhiều tỉnh thành hơn”. Cuộc thi“Trả xanh cho biển” là sự kiện đồng hành của Hội nghị mô phỏng ASEAN của Quỹ ASEAN, dành cho người trẻ 16-23 tuổi. Mùa đầu tiên, chương trình diễn ra trong một tháng, nhận được hơn 40 sáng kiến bảo vệ môi trường biển dưới nhiều hình thức như bài luận, video, ảnh, mô hình... Sau ba tuần bình chọn, 6 sáng kiến bước vào vòng chung kết. Ngoài phần thi bảo vệ sáng kiến tại chung kết, chương trình đã tổ chức talkshow liên quan tới trách nghiệm của giới trẻ trong việc bảo vệ môi trường biển cho khán giả tại hội trường và qua livestream. Talkshow sẽ có sự tham gia của các diễn giả trẻ đã và đang có những hoạt động thiết thực nhằm giải quyết vấn đề nhức nhối kể trên. A.N. Chung kết cuộc thi sáng kiến thanh niên “Trả xanh cho biển” Thúc đẩy hoạt động khoa học trong Thập kỷ đại dương Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ của UNESCO và Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc cùng hợp lực để huy động sức mạnh khu vực tư nhân trong Thập kỷ Khoa học Đại dương vì Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. QUỲNH HOA (theoUNESCO) H ai bên củng cố cam kết chung trong việc thúc đẩy các hoạt độngvì sựphát triển bền vững của đại dương dựa trên nền tảng khoa học. Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ (IOC) của UNESCO và Hiệp ướcToàn cầu của Liên hợp quốc đã ký một dự định thư nhằm thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân trong khuôn khổ Thập kỷ Khoa học Đại dương vì sự Phát triển bền vững của Liên hợp quốc (2021-2030), gọi tắt làThập kỷ Đại dương. Nền tảng Hành động vì sự phát triển bền vững của Đại dương của Hiệp ước Toàn cầu Liên hợp quốc sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc huy động sự thamgia của khu vực tư nhân trongThập kỷ Đại dương sắp tới, dự kiếnbắt đầu vào tháng1/2021.Thậpkỷnày sẽmang lại cơhội cho khu vực tư nhân và khoa học hợp tác cùng nhau để nâng cao kiến thức về đại dương và định hình các giải pháp bền vững cho các thách thức của xã hội trongThếkỷ21, từbiếnđổi khí hậuđến anninh lương thực. Cùng nhau, các cơ quan của Liên hợp quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác khoa học- công nghiệp vì một nền kinh tếxanhbềnvữngvàpháttriển. Sự suy giảm nhanh chóng về sức khỏe đại dương và các hệ sinh thái biển đã làm gia tăng nhu cầu cấp thiết phải đẩy mạnh sự hợp tác đa phương. Triển khai các hoạt động đại dương dựa trên khoa học là điều cần thiết để cân bằng nhu cầu về một đại dương sạch, khỏe mạnh và hiệu quả với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp đại dương cần thiết nhằm đạt được cácMục tiêuToàn cầu. Ông Vladimir Ryabinin, Thư ký điều hành IOC đã bày tỏ sự hoan nghênh mối quan hệ đối tác mới, được xem như là chìa khóa để hiện thực hóa những hứa hẹn về tính toàn diện của Thập kỷ: “Trong khuôn khổ hợp tác, Thập kỷ Đại dương sẽ thu hút các bên liên quan từ các ngành khoa học và ngành công nghiệp đại dương làm việc cùng nhau, tận dụng chuyên môn và nguồn lực, cũng như đẩy nhanh quá trình sáng tạo kiến thức đại dương và thực hiện các giải pháp có tác động. Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa tiếng nói của khu vực tư nhân vào khuôn khổ hành động của Thập kỷ, mang lại đại dươngmà chúng tamong muốn”. IOC của UNESCO và Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc gần đây đã công bố báo cáo Tiến bộ Khoa học vì sự Phát triển bền vững của Đại dương, nêu rõ các cơ hội cho khu vực tư nhân trong công cuộc hỗ trợ các mục tiêu của Thập kỷ Đại dương. Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc cũng đã xác định các cơ hội chính cho sự hợp tác giữa khoa học và công nghiệp trong một báo cáo mới được công bố ngày 4/9, trong đó chỉ ra hành động chung khoa học-công nghiệp mở rộng có thể nâng cao khả năng phục hồi của ba khu vực kinh tế xanh và đóng góp vào một tương lai bền vững hơn. Dự định thư giữa hai tổ chức dự kiến các hoạt động chung xoay quanh nhiều trục hợp tác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự thamgia của ngành khoa học trong Thập kỷ, đồng tổ chức và cung cấp các cuộc đối thoại tương tác và các sự kiện kết nối kinh doanh, thúc đẩy sự tham gia của ngành vào các hoạt động chia sẻ dữ liệu và quản lý đại dương, kích thích hệ sinh thái đổi mới để tăng tốc các giải pháp dựa trên khoa học nhằmmang lại đại dươngmà chúng ta mong muốn vào năm 2030. n Ảnhminhhọa. Các bạn trẻ thamdựvòng chungkết cuộc thi "Trả xanh chobiển" 2020. Ảnh:VNE.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==