Ngày Nay số 248

4 NGAYNAY.VN UNESCO Số248 - ThứNăm, ngày 12.11.2020 Những điều cần biết về bạo lực học đường Nạn bắt nạt trong trường học tước đi quyền cơ bản được giáo dục của các em. Một báo cáo gần đây của UNESCO tiết lộ rằng hơn 30% học sinh trên thế giới là nạn nhân của bạo lực học đường, với những hậu quả nghiêm trọng về thành tích học tập, dẫn đến tình trạng bỏ học, gây tổn hại sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. T hế giới đang đánh dấu Ngày quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường đầu tiên, vào ngày 5/11. Dưới đây là những điều bạn cần biết về bạo lực và bắt nạt học đường. Bạo lực học đường là gì? Bạo lực học đường diễn ra dưới mọi hình thức trong và xung quanh trường học, tổn thương đến học sinh, và do học sinh, giáo viên và nhân viên khác của trường thực hiện. Bao gồm bắt nạt và bắt nạt trênmạng. Dựa trên các cuộc điều tra quốc tế hiện có thu thập dữ liệu về bạo lực trong trường học, UNESCO công nhận các hình thức bạo lực học đường sau: 1. Bạo lực thể chất, là bất kỳ hình thức xâm phạm thân thể nào với ý định làm tổn thương nạn nhân. 2. Bạo lực tâm lý là dùng lời nói và cảm xúc, bao gồm mọi hình thức cô lập, từ chối, phớt lờ, lăngmạ, tung tinđồn, bịa đặt, cách gọi tên, chế giễu, sỉ nhục và đe dọa cũng như trừng phạt tâm lý. 3. Bạo lực tình dục, bao gồm xúc phạm khuynh hướng tình dục, quấy rối tình dục, đụng chạmkhôngmong muốn,cưỡngbứcvàhiếpdâm gây rabởi giáoviên, nhânviên nhà trường, bạn cùng lớp, bạn cùng trường. 4. Bắt nạt không phải là những sự cố riêng lẻ, mà là hành vi có chủ đích và hung hãn xảy ra lặp đi lặp lại đối với nạn nhân. Bắt nạt có thể có nhiều dạng: Bắt nạt thân thể, bao gồmđánh, đá và phá hủy tài sản; Bắt nạt tâm lý, chẳng hạn như trêu chọc, xúc phạm và đe dọa; hoặc lan truyền tin đồn và tẩy chay và bắt nạt tình dục, chẳng hạn như chế nhạo nạn nhân bằng những trò đùa, bình luận hoặc cử chỉ tình dục, có thể được định nghĩa là “quấy rối tình dục” ở một số quốc gia. 5. Bắt nạt trên mạng là một hình thức bắt nạt tâm lý hoặc tình dục diễn ra trên không gian mạng (trực tuyến). Ví dụ như đăng bài hoặc gửi tin nhắn, hình ảnh hoặc video nhằm quấy rối, đe dọa hoặc nhắm mục tiêu vào người khác thông qua nhiều phương tiện và nền tảng truyền thông xã hội. Đe doạ trên mạng cũng có thể bao gồm lan truyền tin đồn, đăng thông tin sai lệch, tin nhắn gây tổn thương, nhận xét hoặc đăng ảnh xúc phạm, hoặc tẩy chay ai đó trênmạng trực tuyến hoặc các phương thức liên lạc khác. Bạo lực học đường trên cơ sở giới chỉ đề cập đến bạo lực tìnhdục đối với trẻ emgái? Không. Bạo lực học đường trên cơ sở giới đề cập đến tất cả các hình thức bạo lực học đường dựa trên hoặc được thúc đẩy bởi các chuẩn mực và định kiến về giới, bao gồm cả bạo lực nhằm vào nam sinh. Bạo lực học đường luôn luôn dựa trên cơ sở giới? Có nhiều yếu tố thúc đẩy bạo lựchọcđường. Giới làmột trong những nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực nhưng không phải tất cả bạo lực học đườngđềudựa trêncơ sởgiới. Dựa trên phân tích dữ liệu toàn cầu, không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ bắt nạt nam và nữ sinh. Tuy nhiên, có một số khác biệt giữa nam sinh và nữ sinh về các hình thức bắt nạt mà chúng trải qua. Namsinhbị bắt nạt vàbạo lực thể chất nói chung nhiều hơn nữ sinh. Nữ sinh thường dễ bị bắt nạt tâm lý hơn, đặc biệt làbắt nạt quamạng.Theo cùng một dữ liệu, tỷ lệ bắt nạt tình dục ở hai giới là như nhau. Tuy nhiên, dữ liệu đến từ các quốc gia khác nhau cho thấy nữ sinh ngày càng bị bắt nạt tình dục trực tuyến hơn. QUỲNH HOA (theoUNESCO) UNESCO giúp ngăn chặn và giải quyết bạo lực và bắt nạt học đườngnhư thếnào? Ứng phó với bạo lực học đường và bắt nạt hiệu quả cần phải có các biện pháp toàn diện và bao gồm sự kết hợp của các chính sách và biện pháp can thiệp. Thông thường, phản ứng toàn diện này đối với bạo lực học đường và bắt nạt được gọi là phương pháp tiếp cận toàn trường. Dựa trên việc xem xét toàn diện các khung khái niệm hiện có mô tả phương pháp tiếp cận toàn trường, UNESCO đã xác định 9 thành phần chính của phản ứng vượt ra ngoài trường học và có thể được mô tả như một hệ thống giáo dục toàn diện hoặc phương pháp giáo dục toàn diện. Các thành phần này như sau: Khung pháp lý và chính sách mạnh mẽ để giải quyết bạo lực học đường và bắt nạt; Đào tạo và hỗ trợ giáo viên về phòng chống bạo lực học đường và bắt nạt cũng như quản lý lớp học tích cực; Chương trình giảng dạy & học tập để thúc đẩy một môi trường học đường lành mạnh và phát triển các kỹ năng xã hội và tình cảm của học sinh; Môi trường trường học và lớp học an toàn về tâm lý và thể chất; Cơ chế để học sinh bị bạo lực học đường và bắt nạt có thể báo cáo, cùng với các dịch vụ hỗ trợ khác; Sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong cộng đồng nhà trường bao gồm cả phụ huynh; Trao quyền và sự tham gia của học sinh; Phát triển mối quan hệ hợp tác và đối tác giữa nhà trường và các cơ quan chức năng; Giám sát bạo lực học đường và bắt nạt và đánh giá các phản ứng. n

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==