Ngày Nay số 248

TIÊUĐIỂM 3 NGAYNAY.VN Số248 - ThứNăm, ngày 12.11.2020 bóp nghẹt tự do ngôn luận, và tôi, với tư cách là Tổng thống, sẽ không cho phép điều đó xảy ra!”. Cho tới khi cuộc bầu cử bước vào giai đoạn kiểm phiếu, Twitter tiếp tục gắn nhãn 4 bài đăng của ông Trump và ngăn người dùng đăng lại chúng với lý do “bài đăng gây tranh cãi và hiểu lầm”. Ba trong số các tweet được dán nhãn là các đoạn clip ghi lại buổi họp báo tại Nhà Trắng mà ông Trump tuyên bố giành chiến thắng tại nhiều bang chiến trường dù chưa có kết quả chính thức và cho rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp. Sự việc này đã khiến ông Trumpbuộcphảithốtlênrằng “Twitter đã hoàn toàn mất kiểm soát”. Phải thừa nhận rằng, dù ông Trump đang là đương kim Tổng thống Mỹ, nhưngông cũng chỉ là 1 trong số hơn 330 triệu người dùng củaTwitter và do đó tài khoản của ông phải chịu sự giám sát của mạng xã hội này, chứ không phải ngược lại. Cũng trong dòng tweet than vãn về Twitter, ông Trump đã nhắc đến Mục 230, mà theo ông là một “món quà của chính phủ” dành cho mạng xã hội. Mục 230 của Đạo luật về khuônphép trong giao tiếp năm 1996 quy định các nền tảng internet được miễn trách nhiệm đối với bài phát biểu của bên thứ ba. Do đó, cho dù một bài đăng trên nền tảng của họ có thể sai hoặc phỉ báng đến mức nào, những lượt thích và chia sẻ trên Twitter và Facebook không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Hiện cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa phần lớn đồng ý rằng Mục 230 của Đạo luật về khuôn phép trong giao tiếp cần được sửa đổi. Một đề xuất trước đó từ Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Josh Hawley là yêu cầu Ủy banThươngmại Liênbang buộc các nền tảng truyền thông xã hội chứng minh rằng họ trung lập về mặt chính trị để được miễn trừ theoMục 230. Nếu Mục 230 bị bãi bỏ, cácmạng xã hội chắc chắn mất đi “kim bài miễn tử” và buộc phải thay đổi, chí ít là xem xét lại cách thức vận hành nền tảng của mình để tránh hứng chịu các trách nhiệm pháp lý. Làm thế nào để giám sát mạng xã hội? Có một thực tế rằng, các mạng xã hội khi vận hành toàn cầu vẫn phải tuân thủ luật pháp của các nước sở tại, nhưng khi xảy ra vấn đề, các chính phủ chỉ có thể áp dụng một số biện pháp xử lý như đánh thuế, phạt tiền chứ không thể tác động buộc các mạng xã hội tuân thủ triệt để quy định. Để giám sát hiệu quả mạng xã hội, các cơ quan công quyền cần “bắt thóp” nguồn thu của họ, đó là hoạt động quảng cáo nhờ thu thập dữ liệu. Trước tiên, cần phải cấm mô hình kinh doanh phụ thuộc vào quảng cáo nhắm mục tiêu tận dụng dữ liệu lớn. Theo khuyến nghị của tổ chức Diễn đàn Chính sách Công, chính phủ nên loại bỏ hoạt động thu thập và tích trữ dữ liệu cho các mục đích không liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của các mạng xã hội. Như công cụ tìm kiếm DuckDuckGo chứng minh, các mô hình kinh doanh dựa trên quảng cáo không cần dựa vào việc bán hồ sơ dữ liệu chi tiết của khách hàng. DuckDuckGo dựa vào các từ khóa thông qua các truy vấn tìm kiếm của người dùng nhưng không giống như Google, công cụ này không thu thập dữ liệu về người dùng của mình. Thứ hai, các chính phủ phải xây dựng bộ quy tắc phù hợp với bối cảnh xã hội, luật pháp và chính trị cụ thể trong nước của họ. Tất cả phát ngôn đều phải tuân theo một số hình thức quy định, chẳng hạn như cấm ngôn từ kích động thù địch. Về việc kiểm soát các phát ngôn thù địch thì chính phủ Canada và Đức quản lý tốt hơn nhiều so với Mỹ. Những gã khổng lồ công nghệ đang hoạt động toàn cầu có xu hướng chống lại việc tuân theo luật pháp của các quốc gia khác nhau, cho rằng xã hội? các tiêu chuẩn toàn cầu là phù hợp nhất để quản lý internet, nhưng những tiêu chuẩn này thường phản ánh các quy tắc và chuẩn mực có thể mâu thuẫn với các giá trị địa phương. Các mạng xã hội hiện đang sống trong một hệ sinh thái có rất ít thú săn mồi. Ở Mỹ, mối nguy nhất đối với họ lại là những cơ quan lập pháp tiểu bang, vốn có thể nhanh chóng ra đòn trừng phạt mà không bị phản kháng. Trong khi đó các cơ quan liên bang tỏ ra quá chậm chạp hoặc thường chọn cách thỏa hiệp. Do đó, cần phải cân nhắc việc thành lập một cơ quan hoặc ủy ban chuyên môn độc lập, có thẩm quyền theo luật định để tạo ra và thực thi các quy tắc liên quan đến việc xử lý dữ liệu người tiêu dùng của các nền tảng mạng xã hội. Ngoài ra, cần phải có sự tham gia của khách hàng trong việc giám sát, bởi họ chính là những chủ thể tạo ra mạng xã hội. Mạng xã hội muốn tồn tại cần phải có dữ liệu của người dùng, do đó có thể coi dữ liệu là tài sảnmà người dùngởđâyđóngvai trò là khách hàng và chủ động chia sẻ hoặc chuyển đổi tài sản của mình cho bất kỳ nền tảng nào mà họ muốn, miễn là quyền lợi của họ được đảm bảo và không bị xâmhại. Nếu không sớm tạo ra luật lệ, các ông lớn công nghệ sẽ tiếp tục hoạt động trong tình trạng chịu sự quản lý lấp lửng và thoải mái lựa chọn tuân thủ hoặc chống lại quy tắc nào mà họ muốn. Mạng xã hội sinh ra với ý tưởng gốc hết sức tốt đẹp, chính chúng ta mới là người có lỗi khi cố tình lờ đi những khuyết điểm của chúng và để cho một vài cá nhân lợi dụng công nghệ để kiếm lời, giờ là lúc chúng ta - những người dùng, khẳng định ai mới thực sự là người làm chủ cuộc chơi. n Nhãndán cảnhbáo trong các bài viết củaTrump trênTwitter. Ảnh chụpmàn hình. Twitter đang can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống 2020. Họ nói rằng phát ngôn của tôi về hình thức bỏ phiếu qua thư, dẫn tới tình trạng tham nhũng và gian lận, là không chính xác. Twitter hoàn toàn bóp nghẹt tự do ngôn luận, và tôi, với tư cách là Tổng thống, sẽ không cho phép điều đó xảy ra!”. Tổng thống Donal Trump

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==