Ngày Nay số 249-250

5 NGAYNAY.VN UNESCO Số249 - 250 ThứNăm, ngày 19.11.2020 Người phụ nữMosul tìm thấy hy vọng trong trang sách Hind Ahmad là một phụ nữ 31 tuổi đến từ Mosul (Iraq), một thành phố đã bị tàn phá bởi những phiến quân IS. Cô chia sẻ rằng trong giai đoạn rất khó khăn này của cuộc đời, cô đã dành phần lớn thời gian để đọc. “Khi tôi đọc ngày càng nhiều, tôi bắt đầu thay đổi cách nghĩ của mình”. H ind theo học ngành kỹ thuật điện, một lĩnh vực hiếm khi được phụ nữ lựa chọn, và rất xuất sắc trong lĩnh vực này. Cô đã làm việc chăm chỉ để lấy bằng và chăm chỉ hơn nữa để bắt đầu sự nghiệp củamình trong lĩnhvựcmà cô chọn lựa. Nhưng điều này vẫn chưa đủ. Hind được thúc đẩy bởi niềmtin và tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của mình. Trong khi người dân sống trong sợ hãi dưới sự kìm kẹp của bạo lực và thù hận, thì Hind đắm chìm vào việc đọc những cuốn sách tập trung vào tự do tư tưởng. Cô tự hỏi làm thế nào mà một số ít người dựa vào lòng thù hận và bạo lực lại có thể kiểm soát được số đông như vậy? Bị cưỡng bức buộc thôi học, bị xé nát sách vở, bị cách ly khỏi đời sống văn hóa của mình, câu trả lời là hiển nhiên: “Sự ngu dốt chiếm lĩnh và điều khiển tâm trí chúng ta rất dễ dàng, bởi vì chúng ta ngừng suy nghĩ”, Hind nhận xét. Càng đọc nhiều, cô ấy càng muốn làm được nhiều hơn nữa cho cộng đồng của mình, để khuếch đại tiếng nói của các nhóm bị thiệt thòi: “Tôi nhận ra rằng chúng tôi đang ở một bước ngoặt giữa cách chúng tôi sống trước đây và cách chúng tôi sẽ sống sau này”. Hind mô tả sự thôi thúc tham gia và hành động cùng với những người đồng hương của mình. Cô biết rằng bất cứ điều gì cô ấy làm, phải được hoàn thành với sự trợ giúp từ những trang sách. Với một nhóm bạn trẻ, cô nghĩ đến việc huy động sức trẻ để chấn hưng văn hóa đọc trên địa bàn thành phố. Hind nói: “Và do đó, lễ hội đọc sách đã ra đời”. Thông qua sách, Hind muốn nâng cao nhận thức và vén lên bức màn về thế giới của cô. “Chúng tôi không thể ở trong giới hạn mà người khác vẽ ra cho chúng tôi. Mỗi chúng ta phải cókhảnăngđưa raquyết định và lập kế hoạch cho tương lai của mình”. Hind chia sẻ suy nghĩ về cáchnhữngcuốnsách giải phóng tâm trí của cô. Hiện tại, Hind là một thành viên tích cực của cộng đồng, làm việc với một tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ phụ nữ trong các tình huống sau xung đột. Cô sở hữu một chương trình radio dành cho người khuyết tật và là một thành viên tích cực của Lễ hội đọc sách ở Mosul, nơi quy tụ hàng nghìn người chung niềm quan tâm về văn hóa. Một ví dụ khác về những nỗ lực của cộng đồng trong việc Hồi sinh Tinh thần Mosul. UNESCO đã khởi động sáng kiến Hồi sinh Tinh thần Mosul vào tháng 2/2018 như là sự tham gia của tổ chức này đối với việc khôi phục một trong những thành phố mang tính biểu tượng của Iraq. Hồi sinh Tinh thần Mosul là kế hoạch trùng tu lớn nhất trong lịch sử Iraqvàdiễn rahai năm sau khi thành phố cổ bị cácphần tử cựcđoanpháhủy. Tuy nhiên Hồi sinh Tinh thần Mosul không chỉ là xây dựng lại các địa điểmdi sản, mà còn là trao quyền cho người dân với tư cách là những tác nhân thay đổi liên quan đến quá trình xây dựng lại thành phố của họ thông qua văn hóa và giáo dục. n QUỲNH HOA (theoUNESCO) Một phụnữđọc sách tạiMosul saukhi tổ chức phiếnquân IS rút đi. Giải Nhất cuộc thi “Ý tưởng Khởi nghiệp Startup Wheel” thuộc về dự án “Umbalena - Ứng dụng đọc sách dành cho trẻ emViệt Nam từ 2 đến 6 tuổi”. T ác giả Lê Thị Cẩm Trinh, đồng sáng lập Umbalena, cho biết, Umbalena - viết tắt của cụm từ “Úm ba la, bay lên nào!”, giúp trẻ hình thành thói quen đọc hiểu, phát triển tư duy, mở mang kiến thức và bồi dưỡng trí tuệ cảmxúc. Kho nội dung 700 sách truyện tiếng Việt, trên 300 sách truyện tiếng Anh, phong phú về đề tài, thể loại, kiến thức đời sống xã hội, kiến thức khoa học, hình ảnh đẹp, có tính nghệ thuật, được phân loại theo mức độ từ dễ đến khó, thuận lợi cho trẻ tiếp thu theo hệ thống và sự trưởng thành của trẻ. Trong quá trình đọc, ứng dụng còn giúp bố mẹ quản lý lịch sử đọc qua các thông số: Sách đang đọc, Sách đã thích, huy chương và số điểm đạt được trong cả quá trình. Với giải nhất Startup Wheel 2020, Umbalena nhận phần thưởng trị giá 400 triệu đồng. Giải nhì (200 triệu đồng) thuộc về dự án Nền tảng âm thanh Voiz FM. Giải ba (150 triệu đồng) thuộc về dự án Đường thốt nốt Palmania. Ngoài ra, BTC còn trao một số giải khác như Dự án sáng tạo nhất (120 triệu đồng) cho dự án Cảm biến hồng ngoại nhiệt InFrasen, Dự án được yêu thích nhất 30 triệu đồng) cho dự án Mạng xã hội giao thông Widdy, Dự án sinh viên khởi nghiệp xuất sắc nhất (30 triệu đồng) cho dự án Sản xuất gạch, ngói từ rác thải nhựa Pando. Theo Ban tổ chức, Cuộc thi lần này có gần 1.800 dự án của các cá nhân/nhóm doanh nhân tại Việt Nam, hơn 100 dự án của các doanh nhân trẻ quốc tế đến từ 11 quốc gia thuộc 4 châu lục, gồm: Đức, Anh, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Mỹ, Canada, Úc, Nepal, Malaysia và Campuchia. Các dự án dự thi đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như bán lẻ, phân phối, nông nghiệp, giáo dục, du lịch vận tải, thương mại dịch vụ. 80% các doanh nhân khởi nghiệp dự thi có áp dụng yếu tố công nghệ 4.0 vào dự án như: FinTech, AgriTech, EduTech, TravelTech, Logistics, Ecommerce, AI, Robotics,… A.N. Ứng dụng đọc sách cho trẻ đoạt giải nhất Startup Wheel 2020 Umbalenanhậngiải thưởng trị giá 400 triệuđồng. Ảnh: BSSC.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==