Ngày Nay số 253

4 NGAYNAY.VN UNESCO Số253 - ThứNăm, ngày 17.12.2020 H ợp tác với Bộ Ngoại giao Indonesia và Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo, UNWTO đã tổ chức ội thảo đặc biệt về khởi động lại du lịch quốc tế tại Bali. Hội thảo có sự tham gia của hơn 30 nhà lãnh đạo ngành du lịch, với hơn 150 chuyên gia và nhà lãnh đạo thamdự trực tuyến. Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia, ông Mahendra Siregar nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác khi cả khu vực công và tư nhân đều khởi động lại du lịch vì lợi ích của không chỉ du khách đến Bali mà cho tất cả các bên liên quan, bao gồm cả nhân viên du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ. Vạch ra các bước đang được thực hiện nhằm thích ứng và đảm bảo du lịch an toàn, Bộ trưởng Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Giri Adnyani thông báo đã ban hành các giao thức và chương trình chứng nhận Môi trường, Sức khỏe, An toàn và Vệ sinh. Các quy trình này dựa trên các giao thức do Bộ Y tế Indonesia, Bộ Nội vụ và Bộ Giao thông Vận tải cũng như UNWTO và ICAO (Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế) thiết lập. Cũng phát biểu tại hội thảo, Phó Thống đốc Bali, ông Tjokorda Oka Artha lưu ý rằng lượng khách du lịch đến Bali giảm 12% trong quý III-2020 so cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, kể từ khi mở cửa trở lại cho khách du lịch trong nước vào cuối tháng 7, con số đã bắt đầu tăng trở lại. Cùng với hội thảo, phái đoàn UNWTO đã tiến hành thăm sân bay và một số điểm du lịch tại đất nước này. Phái đoàn đã tận mắt chứng kiến việc thực hiện các giao thức an toàn và sức khỏe mới do chính phủ Indonesia phát triển để chuẩn bị mở cửa trở lại cho khách du lịch quốc tế đến Bali. QUỲNHHOA (theoUNWTO) Bali khởi động lại du lịch Một phái đoànTổchứcDu lịchThếgiới (UNWTO) đãkết thúc chuyếncông tácđếnBali kể từkhi đại dịchCOVID-19 bắt đầu trên toàncầu. K ết quả cho thấy từ năm 2000 đến năm 2017, số dân miền núi trong tình trạng dễ bị mất an ninh lương thực ở các nước đang phát triển đã tăng từ 243 triệu lên gần 350 triệu. Phó Tổng giám đốc FAO Maria Helena Semedo cho biết: “Cứ hai người sinh sống tại vùng nông thôn miền núi ở các nước đang phát triển, thì cómột người không có đủ lương thực để sống khỏe mạnh và nhất là trong thời điểm hiện nay khi họ phải đối phó với tác động của đại dịch COVID-19. Chúng ta phải bảo vệ những ngọn núi và sinh kế của nhữngngười sốngphụ thuộc vào chúng”. Nghiên cứu được công bố vào Ngày Núi Quốc tế, ngày 11- 12. Trọng tâm năm nay là giá trị xã hội, kinh tế và sinh thái của đa dạng sinh học núi. Nước ngọt, thực phẩm và thuốc men Cácngọnnúibaophủkhoảng 27% bề mặt hành tinh, cung cấp hàng hóa và tài nguyên thiết yếu, chẳng hạn như nước, thực phẩm và năng lượng. Khoảng 60 đến 80% nước ngọt trên thế giới đến từnhữngvùngnày, nơi lànhà của nhiều loại cây trồng và vật nuôi được sử dụng làm thực phẩm và thuốc. Tuy nhiên, các hệ sinh thái núi thường xuyên chịu áp lực từ những thay đổi đối với việc sử dụng đất và khí hậu, và do các yếu tố khác như khai thác quá mức và ô nhiễm, do đó gây nguy cơ sinh kế và an ninh lương thực. COVID-19 tăng khó khăn cho dân miền núi Nghiên cứu kết luận: “Tình trạng mất an ninh lương thực của người dân miền núi ở các nước đang gia tăng là do sự hiện diện và xuất hiện của các thảm họa thiên nhiên và xung đột vũ trang làm gián đoạn sinh kế hoặc gây khó khăn cho việc tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên của người dânmiền núi”. Các quần thể núi cũng bị ảnh hưởng nặng nề do suy thoái môi trường, vốn đã tăng lên do biến đổi khí hậu, cũng như sạt lở đất, hạnhánvà các hiểmhọa tựnhiên khác. Nghiên cứu cho biết đại dịch COVID-19 đã làm tình trạng này tồi tệ thêm. Lý do các hạn chếmà chính quyền quốc gia áp đặt đã làm tăng tính dễ bị tổn thương của những cộng đồng sống dựa vào nông nghiệp và du lịch để tồn tại. Cần hành động ngay Nghiên cứu chung do FAO, Ban Thư ký Đối tác Miền núi (MPS) và Công ước Liên hợp quốc về Chống sa mạc hóa (UNCCD) thực hiện. Các tác giả khuyến nghị hành động khẩn cấp để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, cũng như tình trạng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng ở các vùng núi, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước này ban hành những chính sách cải thiện khả năng phục hồi của các hệ sinh thái núi và thúc đẩy hệ thống lương thực bền vững. “Cuối cùng, mục tiêu của nghiên cứu này là kêu gọi những người ra quyết định và các bên liên quan tăng cường hành động hợp tác nhằm giảm tính dễ bị tổn thương của người miền núi, đặc biệt là cộng đồng địa phương và người bản địa. Những người dễ bị tổn thương nhất trong số họ, thường là phụ nữ và trẻ em”. QUỲNHHOA (theoUNESCO) Mặc dù nhiều loài cây trồng và vật nuôi quan trọng nhất thế giới có nguồn gốc từ các vùng núi, nhưng nạn đói đang gia tăng ở những khu vực này do sự mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu đang diễn ra rất phức tạp, theo một nghiên cứu chung do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và các đối tác công bố. Nạn đói gia tăng ở các vùng núi các nước đang phát triển Bali sẵn sàngđóndukháchquốc tế. Ảnh: AFP.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==