Ngày Nay số 253

5 NGAYNAY.VN UNESCO Số253 - ThứNăm, ngày 17.12.2020 “Cuộc chiến” giảm lượng phát thải trên thế giới Một loạt quốc gia gần đây đã công bố các cam kết nhằm cắt giảm đáng kể lượng khí thải carbon của họ, hứa hẹn sẽ đạt mức phát thải ròng bằng không trong những năm tới. Thuật ngữ này đang trở thành một lời kêu gọi tập hợp toàn cầu, thường được coi là một bước cần thiết để chống lại biến đổi khí hậu thành công và sự tàn phá mà nó đang gây ra. “Mức phát thải ròng bằng không” Nói một cách đơn giản, “phát thải ròng bằng không” không có nghĩa là chúng ta không thêm lượng khí thải mới vào bầu khí quyển. Phát thải sẽ tiếp tục, nhưng sẽ được cân bằng bằng cách hấp thụ một lượng tương đương từ khí quyển. Trên thực tế, tất cả quốc gia đã tham gia Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, đều nhất trí duy trì nhiệt độ toàn cầu ở mức cao hơn 1,5°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên, nếu chúng ta tiếp tục xả lượng khí thải gây ra biến đổi khí hậu, nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng cao hơn 1,5 độ C, đến mức đe dọa cuộc sống và sinh kế của người dân ở khắp mọi nơi. Đây là lý do tại sao ngày càng có nhiều quốc gia đưa ra cam kết đạt được mức độ trung tính của carbon, hay còn gọi là lượng khí thải ròng bằng không trong vòng vài thập kỷ tới. Đó là một nhiệm vụ lớn, đòi hỏi những hành động đầy tham vọng bắt đầu ngay bây giờ. Mục tiêu là mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Nhưng các quốc gia cũng cần chứng minh cách họ sẽ đạt được điều đó. Các nỗ lực để đạt tới mức này phải được minh chứng bằng các biệnpháp thíchứng cũng như huy động tài trợ cho các nước đang phát triển. Năng lượng sạch, như năng lượng gió, là một yếu tố quan trọng để đạt được mức phát thải ròng bằng không. Làm thế nào để về mức phát thải ròng bằng không? Một yếu tố quan trọng là cung cấp năng lượng sạch cho các nền kinh tế, thay thế các nhà máy điện than - khí đốt và dầu gây ô nhiễm - bằng các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như các trang trại năng lượng mặt trời hoặc gió. Điều này sẽ làm giảm đáng kể lượng khí thải carbon. Thêm vào đó, năng lượng tái tạo không chỉ sạch hơn mà còn rẻ hơn so với nhiên liệu hóa thạch. Các phương tiện chạy điện đang nhanh chóng trở nên rẻ hơn và hiệu quả hơn, và nhiều quốc gia, bao gồm cả những quốc gia cam kết mức phát thải ròng bằng không, đang kế hoạch loại bỏ dần việc bán ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Các khí thải độc hại khác đến từ nông nghiệp (chăn nuôi tạo ra lượng khí methan đáng kể, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính). Lượng khí thải này có thể giảm đáng kể nếu chúng ta ăn ít thịt và nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật hơn. Ở đây cũng có các dấu hiệu đầy hứa hẹn, chẳng hạn như sự phổ biến ngày càng tăng của “thịt làm từ thực vật” hiện đang được bán trong các chuỗi thức ăn nhanh. Ai chịu trách nhiệm? Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với tư cách cá nhân, về việc thay đổi thói quen và sống theo cách bền vững hơn và ít gây hại hơn cho hành tinh, thực hiện thay đổi lối sống được nêu bật trong chiến dịch Hành động ngay của Liên hợp quốc. Khu vực tư nhân cũng cần phải hành động bằng cách làm cho hoạt động của các doanh nghiệp này phù hợp với các mục tiêu về môi trường và xã hội của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, động lực chính để thay đổi sẽ được thực hiện ở cấp chính phủ, chẳng hạn như ban hành luật pháp và các quy định để giảm lượng khí thải. Nhiều chính phủ hiện đang đi đúng hướng. Vào QUỲNH HOA (theoUNESCO) đầu năm 2021, các quốc gia đại diện cho hơn 65% lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu và hơn 70% nền kinh tế thế giới, sẽ đưa ra các cam kết đầy tham vọng về giảm khí thải carbon. Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng với hơn 110 quốc gia khác, đã cam kết trung lập carbon vào năm 2050; Trung Quốc cho biết họ sẽ làm như vậy trước năm 2060. Có phải chỉ là những tuyên bố chính trị? Những cam kết này là tín hiệu quan trọng cho thấy ý định tốt để đạt được mục tiêu, nhưng phải được hỗ trợ bằng hành động nhanh chóng và đầy tham vọng. Cần xác định các mục tiêu và hành động để giảm phát thải trong vòng 5 đến 10 năm tới. Cần có các khoản đầu tư đúng đắn và thu hút tài chính. Cho đến nay, 186 đối tác tham gia Thỏa thuận Paris đã phát triển NDC, Sáng kiến Đối tác đóng góp quốc gia tự quyết định nhằm thúc đẩy hợp tác hiệu quả trong việc thực thi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu đã được 42 quốc gia ký kết ngày 15/11/2016. Việc phục hồi sau đại dịch COVID-19 có thể là một bước ngoặt quan trọng và tích cực. Khi các gói kích thích kinh tế có hiệu lực, sẽ có cơ hội thực sự để thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo, các tòa nhà thông minh, giao thông công cộng và xanh cũng như một loạt các can thiệp khác giúp làm chậm biến đổi khí hậu. Các nước phát triển cũng phải thực hiện cam kết cung cấp 100 tỷ USDmỗi năm cho các hoạt động giảm nhẹ, thích ứng và phục hồi ở các nước đang phát triển. n Năng lượng tái tạogópphầngiảmphát thải khí.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==