Ngày Nay số 254

TIÊUĐIỂM 3 NGAYNAY.VN Số254 - ThứNăm, ngày 24.12.2020 lựcmới cho các cơ chế hiện có nhằm ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức an ninh. Tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, hàng không; sự cần thiết phải tăng cường lòng tin, sự tin cậy lẫn nhau, tự kiềm chế. Coi giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực là một quy tắc ứng xử then chốt trongquản lý cácmối quanhệ và hợp tác. Cam kết tiếp tục thúc đẩy đối thoại chiến lược và tăng cường hợp tác thực chất về quốc phòng, an ninh giữa các nước thành viên, hợp tác ứng phó với các thách thức an ninh thông qua 7 nhóm chuyên gia. Ghi nhận mong muốn của các quốc gia bạn bè, đối tác đối thoại đóng góp cho các nỗ lực của ASEAN trong thúc đẩy an ninh và ổn định trong khu vực phù hợp với nguyên tắc mở, linh hoạt của ADMM+. Tuyên bố chung không kèm theo các biện pháp pháp lý, nhưng thể hiện sự đồng thuận và cam kết của các nước về những vấn đề liên quan. Nó chốt lại những nguyên tắc, trở thành tài sản chung của ASEAN và các đối tác trong hợp tác, quan hệ quốc tế. Bất cứ nước nào, dù là nước lớn, hànhđộng trái với tuyênbố chung sẽbị các nước khác soi xét, tự đánhmất hình ảnh củamình. Trong vòng xoáy cạnh tranh chiến lược, căng thẳng, mâu thuẫn Mỹ - Trung đang ở mức cao, có nguy cơ gây chia rẽ, việc các đối tác kí kết tuyên bố chung là thành công lớn. Điều đó khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN và vai trò dẫn dắt, ảnh hưởng của Việt Nam ở khu vực và với các đối tác. Bước phát triển trong tham gia gìn giữ hòa bình Trong điều kiện khókhăndođại dịch, ViệtNamvẫn tiếp tục đóng góp thực chất và mở rộng quy mô, phạm vi tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Quốc hội thông qua Nghị quyết về tham gia lực lượnggìngiữhòa bình của LiênhợpquốckhẳngđịnhViệt Namsẽ thực thi nhiệmvụmột cách lâu dài và tạo khuôn khổ pháp lý cho các lĩnh vực hoạt động mới như công binh, Việt Namnăm2020 thông tin liên lạc, tham mưu, hậu cần, kỹ thuật…, phù hợp với quan điểm, điều kiện của Việt Nam. Năm 2020, 2 sĩ quan Việt Nam đầu tiên, vượt qua hàng trăm ứng viên của các nước, nhiều vòng thi, trúng tuyển vào cơ quan tham mưu chiến lược về gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Sáng kiến thành lập Trung tâm huấn luyện gìn giữ hòa bình khu vực ở Việt Nam được Liên hợp quốc và các nước ủng hộ, khẳng định chất lượng huấn luyện, hoạt động, vị thế của đất nước và quân đội. Đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, thực chất Hiện nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ quốc phòng với hơn 80 nước, theo nguyên tắc tôn trọngđộc lập, chủquyền, bình đẳng, cùngcó lợi, khôngphân biệt sự khác nhau về chế độ chính trị, trình độ phát triển, không chấp nhận bất kỳ điều kiện áp đặt, sức ép nào. Năm 2020, chúng ta tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ, hợp tác quốc phòng, thực hiện các kế hoạch, bản ghi nhớ đã kí kết, với các nội dung, biện pháp ngày càng thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực cho nhiệmvụ bảo vệTổ quốc. Trong điều kiện phức tạp của đại dịch COVID-19, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã đối thoại chính sách quốc phòng với Bộ Quốc phòng các nước: Hoa Kỳ, New Zealand, Anh, Australia… Các đối tác đối thoại khẳng định coi trọng quan hệ, mở rộng hợp tác quốc phòng với Việt Nam. Hoa Kỳ bày tỏ mong muốn Việt Nam ngày càng vững mạnh, cam kết tiếp tục hợp tác thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương trên các lĩnh vực: khắc phục hậu quả chiến tranh, an ninh hàng hải, nâng cao năng lực cảnh sát biển, gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảmhọa... Đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vượt qua khó khăn, thách thức năm 2020, đối ngoại quốc phòng đạt nhiều kết quả to lớn. Thứ nhất , đối ngoại quốc phòng góp phần quan trọng để Việt Nam thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN đạt thành tựu như đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: thành công toàn diện, vang dội, trọn vẹn, thực chất. Thứ hai, đối ngoại quốc phòng góp phần trực tiếp xây dựng, tăng cường lòng tin chiến lược, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, quân đội. Thông qua hợp tác, đan xen lợi ích, xử lý hài hòa quan hệ với các nước lớn và phát huy vai trò chủ trì điều phối ADMM, ADMM+, hoạt động hợp tác quốc phòng của ASEAN với các đối tác, tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại, chính sách đối ngoại quốc phòng đúng đắn của Việt Nam, là thành viên tích cực, chủ động, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Thứ ba , đối ngoại quốc phòng tiếp tục khẳng định là kênh quan trọng, cùng với các kênh đối ngoại khác đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đồng thời, chứng tỏ quan điểmđúng đắn củaViệt Nam là giải quyết hòa bình các tranh chấp, hài hòa lợi ích quốc gia, dân tộc với lợi ích chung của khu vực. Thứ tư , đối ngoại quốc phòng tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, góp phần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Thứ năm, đối ngoại quốc phòng thiết thực góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh. Các đối tác tiếp tục cam kết hỗ trợ tài chính, hợp tác khoa học công nghệ thực hiện các dự án khắc phục hậu quả chất độc da cam, dò gỡ bom mìn, tạo không gian, môi trường an toàn cho phát triển kinh tế, cho cuộc sống an bình cho nhân dân. Tại Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá: Đối ngoại quốc phòng đã phát huy tốt sức mạnh tổng hợp, tiến hành tích cực, chủ động, sáng tạo, có chiều sâu, trở thành một trong những trụ cột quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhànước,gópphầnbảovệTổ quốc từ sớm, từ xa, giữ vững môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước. (theoThếgiới &ViệtNam) Tại Hội nghịQuânchính toànquânnăm2020, TổngBí thư, Chủ tịch nướcNguyễnPhúTrọng đánhgiá: Đối ngoại quốcphòngđãphát huy tốt sứcmạnh tổng hợp, tiếnhành tíchcực, chủđộng, sáng tạo, có chiềusâu, trở thành một trongnhững trụ cột quan trọng trong hoạt độngđối ngoại củaĐảng, Nhànước, gópphầnbảovệTổ quốc từsớm, từxa, giữ vữngmôi trườnghòa bìnhđểxâydựngvà phát triểnđất nước. ADMMvàADMM+ làbảođảmra tuyênbố chungnhưngkhôngné tránh các nội dung cơbản của khuvực. (Ảnh: NguyễnHồng).

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==