Ngày Nay số 266

NGAYNAY.VN TIÊUĐIỂM 2 Số266 - ThứNăm, ngày 18.3.2021 N guồn cung vaccine COVID-19 toàn cầu được dự báo sẽ còn khan hiếm trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm tới. Các chính phủ trên khắp thế giới đang đứng trước áp lực chính trị phải tìm kiếm đủ số liều vaccine cho công dân của mình. Khoảng 190 quốc gia, trong đó có 64 nước thu nhập cao, đã gia nhập Cơ chế COVAX - một sáng kiến do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bảo trợ nhằm phân phối vaccine một cách công bằng tới mọi quốc gia. Tuy nhiên, để không bị bỏ lại phía sau, nhiều chính phủ đã nỗ lực chiếm lợi thế bằng cách ký các thỏa thuận song phương với các tập đoàn dược phẩm nhằm được ưu tiênmua vaccine. Nhiều quốc gia tận dụng các thỏa thuận song phương này để mua được số liều vaccine cao hơn nhiều lần so với dân số. Tiêu biểu như Canada qua thỏa thuận với nhiều tập đoàn dược phẩm khác nhau đã mua về tổng số liều vaccine lớn hơn gần 9 lần so với dân số 37 triệu người của quốc gia này. Những thỏa thuận tương tự đã giúp cho các quốc gia thu nhập cao giảm thiểu nguy cơ thiếu vaccine trong trường hợp vaccine của một nhà sản xuất nào đó không phát huy tác dụng trong thực tế. Tuy nhiên, chúng cũng hạn chế khả năng tiếp cận vaccine của các quốc gia thu nhập thấp hơn trong bối cảnh cung không đủ cầu như hiện tại. Các chính phủ biện giải việc ký các thỏa thuận song phương này bằng một lập luậnđơngiản: Họphải tích trữ đủ liều vaccine để cung cấp cho các công dân của mình. Một số chính phủ khác thì lập luận rằnghọđãbỏ tiềnbỏcủa cho việc phát triển vaccine COVID-19, bởi vậy được quyền ưu tiên với những mẻ sản phầmđầu tiên. Tuy nhiên, một khi vaccine đang là một nguồn tài nguyên quý hiếm có tính sống còn thì một vấn đề đạo đức cơ bản vẫn được đặt ra: Các quốc gia tích trữ bao nhiêu liều vaccine là đủ trước khi họ có nghĩa vụ phải nhường quyền tiếp cận cho các quốc gia khác? Mộtnhómcácnhànghiên cứu chính trị đến từ một số trường đại học hàng đầu của Mỹ, Canada và Australia đề xuất cơ cấu Quyền Ưu tiên Công bằng cho Cư dân (FPR) - một cơ cấu đặt ra giới hạn bắt buộc các quốc gia phải chia sẻ nguồn tài nguyên vaccine cho các quốc gia khác tại thời điểm số người tử vong trực tiếp và gián tiếp vì COVID-19 tương đồng với số người tử vong trong dịch cúm mùa. Mỗi năm, có hàng chục nghìn người Mỹ tử vong vì dịch cúm, tuy nhiên chính phủ Mỹ coi như một nguy cơ y tế thông thường. Chính phủ có một số biện pháp khiêm tốn nhằm cung cấp vaccine, nhưng không phổ cập vaccine hay quy định đeo khẩu trang đối với dịch cúm mùa. Dựa trên thực tế này, nhóm các nhà nghiên cứu đa quốc gia đề xuất các chính phủ thực hiện nghĩa vụ ưu tiên cung cấp vaccine cho các cư dân của mình nhằm giảm tỉ lệ tử vong do COVID-19 xuống bằng với mức trước khủng hoảng, nghĩa là tương đương với tỉ lệ tử vong do cúm mùa. Khi đã đạt được mốc này, họ phải ưu tiên cho người dân tại các quốc gia đang đứng trước hiểm họa COVID-19 nghiêm trọng hơn thay vì tiếp tục theo đuổi mục tiêu giảm tỉ lệ tử vong do COVID-19 trong nước. Quyền Ưu tiên Công bằng cho Cư dân Có hai hệ tư tưởng chính trị đối lập chi phối các cuộc thảo luận về chia sẻ tài nguyên trong các tình huống khẩn cấp y tế toàn cầu: Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa thế giới. Chủ nghĩa thế giới cho rằng biên giới quốc gia không mang nhiều ý nghĩa đạo đức trong những tình huống như thế này. Các cá nhân không thể tự lựa chọn nơi sinh của mình, bởi vậy biên giới quốc gia không thể trở thành yếu tố chi phối quyền tiếp cận những can thiệp y tế mang tính sống còn của mỗi con người. Ở chiều ngược lại, chủ nghĩa dân tộc cho rằng chính phủ có nghĩa vụ bảo vệ công dân và đặt quyền lợi của họ lên cao nhất. Bởi vậy, các chính phủ được phép - thậm chí là buộc phải - lấy quyền lợi công dân làm ưu tiên hàng đầu. Nếu ở dạng cực đoan, cả hai hệ tư tưởng này đều không phải là câu trả lời thích đáng cho bài toán chia sẻ nguồn tài nguyên vaccine COVID-19. Chủnghĩa dân tộc cực đoan chối bỏ nguyên tắc đạo đức đặt con người lên trên mọi biên giới quốc gia, trong khi chủ nghĩa thế giới cực đoan lại bỏ qua nghĩa vụ của chính phủ đối với người dân của mình. Trên thực tế, chủ nghĩa thế giới là điều không tưởng, bởi nó không VACCINE COVID-19: CHIA SẺ MINH CHÂU (theo Foreign Afairs) Vềmặt đạođức, các chính phủkhông thểphí phạmvac- cine chỉ đểnới lỏngcácbiện phápphòngdịchnàykhi điều đóđồngnghĩavới việc tướcđi cơhội sốngcủangười dânở nhữngquốcgiakhác. Nhiềuquốc giamua số liềuvaccine caohơn sốdân.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==