Ngày Nay số 267

NGAYNAY.VN CHUYÊNĐỀ: ĐỒNGHÀNHTRONGTHẾGIỚITỰKỶ 2 Số267 - ThứNăm, ngày 25/3/2021 Đ ó là điều thú vị mà một cô giáo ởTrung tâm Giáo dục Kỹ năng và hướng nghiệp Hà Nội (ngõ Thịnh Hào 1, TônĐứcThắng, Hà Nội) chia sẻ khi thấy tôi mắt tròn mắt dẹt nhìn các cậu bé mắc chứng tự kỷ ngồi ngay ngắn trên bàn, lúi húi bôi hồ, dán giấy, tự làm ra những quyển sổ sặc sỡ bọc bìa vải, hay tự làm những phong bao lì xì từ những nét vẽ nghệch ngoạc củamình. Phiêu theo cảm xúc “Tôi luôn muốn nói với các bố mẹ có con mắc chứng tự kỉ rằng, đừng kì vọng ở con quá nhiều, đừng mong con sẽhọc giỏi, chờđợi con có thể làm bác sĩ, kỹ sư, hãy dạy con những kỹ năng đơn giản, rồi kỹ năng tiền hướng nghiệp như cầm kéo, bôi hồ… cho các con được thử làm những gì mình thích, cho con cơ hội tiếp xúc với hội họa, âmnhạc, vì đôi khi điều đó khiến tụi trẻ say mê, háo hức vì những khả năng đặc biệt của chúng” – chị Chu Thị Chung Thủy, GiámđốcTrung tâmGiáodục Kỹ năng và hướng nghiệp Hà Nội cho biết. Những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ khi bước vào Trung tâm Giáo dục Kỹ năng và hướng nghiệp Hà Nội được trao cơ hội trải nghiệm, thử tận tay làm đồ handmade như nơ cài đầu, dây chun buộc tóc, đóng sổ có bìa vải, làm hoa giấy tặng mẹ ngày 8-3… Tất tần tật những sản phẩm giàu tính thiện ấy sẽ được rao bán trên Facebook, hoặc bán qua kênh bạn bè, đồng nghiệp của các cô giáo, cán bộ… Số tiền ấy quay vòng cho hoạt động của Trung tâm, cũng là cách để trẻ tự kỷ được nhận lương từ chính công sức lao động của mình. Nhìn những phong bao lì xì không cái nào giống cái nào, những bức tranh đủ màu sặc sỡ trong Trung tâm, mới thấy con mắt của trẻ tự kỷ không hề đơn điệu. “Đừng bảo trẻ tự kỷ không có cảm xúc, thậm chí cảm xúc của chúng rất mạnh, cô giáo đôi khi phải“nương theo”để cùng chúng làm đồ handmade hay dạy chúng học các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Có hôm đứa trẻ tự kỷ không vui, chúng lặng lẽ tô hoa đào bên ngoài phong bao lì xì Tết toàn màu nâu và đen. Hôm nào chúng hứng lên, chúng cho cành đào nở hoa 5-6màu chứkhông riênggìmàuhồng, màu trắng...” - một cô giáo hómhỉnh kể. Các cô giáo trong Trung tâm tôn trọng sự phiêu ấy, và hi vọng xã hội cũng ủng hộ, thay vì thấy lem nhem mà lờ đi. “Không phải bạn tự kỷ nào cũng có khả năng làm thuần thục đồ handmade khi được dạy, cũng không phải đứa trẻ nào cũng chẳng có khả năng làm gì. Tự kỷ là một thế giới phong phú, mình phải tìmđược điểmmạnh của từng bạn để dẫn dắt chúng làm đúng sở trường, sở thích của mình. Chẳng hạn, cô giáo pha nước màu nâu, sau đó chấm vào phong bao lì xì, sau đó dạy các bạn ấy thổi ra các nhánh để tạc thành cây hoa đào... Công đoạn khó hơn thì nhiềubạn không làm, các bạn “giỏi hơn” sẽ tiếp sức bằng cách chấm những đốm nhỏ li ti thành bông hoa đào, bạn thành thục hơn nữa thì giúp cô dập chữ Chúc mừng năm mới bên trên...”– chị Thủy nói. Niềm vui của trẻ tự kỷ khi làm xong một bao lì xì, một cái chun buộc tóc là một thì niềm hạnh phúc của các cô giáo nhân lên 10. Những niềm vui ấy đến bất ngờ, không dự báo trước. Chị Thủy cười: “Có khi 6 tháng trời con không có chút tiến bộ nào, nhiều lúc cô thấy, mệt mỏi, nhưng bất ngờ sang tháng thứ 7, con lại cầm kéo lành nghề, hoặc con đếm được 10 chiếc bao lì xì để vào từng tệp nhỏ cho cô…Từng hành động nhỏ làm cô chảy nước mắt. Những niềm vui không phải giáo viên nào cũng có cơ hội trải nghiệm”. Trẻ mắc chứng tự kỷ sống rất tình cảm, chúng có thể láu táu xôngđếnđấmvai cho côgiáo đỡ mỏi, chúng có cả những ước mơ nhỏ nhoi như Kim Tuấn muốn làm thật nhiều các sản phẩm handmade để bán, Tuấn Tú muốn chắt chiu tiền mua chiếc điện thoại mới… Ở bên chúng nhiều, mới có thể hiểu và chiều theo những cảm xúc trầm bồng không theo bất cứ quy luật nào của chúng. Cứ làm rồi sẽ có cách Chị Chu Thị Chung Thủy, Giámđốc Trung tâmGiáo dục Một đứa trẻ tự kỷ vất vả 7-8 tháng trời mới viết được một chữ O, không biết phải mất bao năm mới có thể nhớ bảng chữ cái, nhưng kì diệu thay, chỉ được dạy trong 2 ngày, chúng có thể khâu hoàn chỉnh một chiếc túi nhỏ để tặng mẹ và bà. Nghệ thuật khiến tụi trẻ tự kỷ háo hức và say mê đến lạ. VIỆT ĐAN Sắc màu nghệ thuật trong xứ sở của trẻ tự kỷ Tự kỷ là một thế giới phong phú, mình phải tìm được điểmmạnh của từng bạn để dẫn dắt chúng làm đúng sở trường, sở thích của mình. Chị Chu Thị Chung Thủy, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Kỹ năng và hướng nghiệp Hà Nội

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==