Ngày Nay số 267

NGAYNAY.VN CHUYÊNĐỀ: ĐỒNGHÀNHTRONGTHẾGIỚITỰKỶ 3 Số267 - ThứNăm, ngày 25/3/2021 Kỹ năng và hướng nghiệp Hà Nội là người gắn bó khá lâu với nhóm trẻ đặc biệt. Từng theo học ngành giáo dục đạc biệt, sau đó đầu quân làm giáo viên của nhiều trung tâm dạy trẻ chuyên biệt, cả các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ các nạn nhân bị bạo hành, trong đó có nhiều trẻ bị ảnh hưởng chậm phát triển... chị lúc nào cũngđauđáumảngdạy trẻ tự kỷ hay những đứa trẻ chậm phát triển. Chị bảo, có rất nhiều trung tâm dạy trẻ tự kỷ, nhưng rất ít trung tâm dạy kĩ năng nghề nào đó để các bạn đó làm được sản phẩm, bán ra, lấy lương và hòa nhập cộng đồng. Chị muốn trao cho trẻ tự kỷ cơ hội thực hiện ý tưởng củamình. ỞTrung tâmnày, trẻ được dạy theo3môhình,một là lớp can thiệp (dạy trẻ các vận động tinh, thô, kỹ năng hướng nghiệp như dùng dao, kéo, bột, hồ...); hai là lớp kỹ năng (dạy văn hóa theo trình độ trí tuệ của từng đứa trẻ, dạy trẻ quét dọn, sắp xếp đồ, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ mình...); ba là lớp hướng nghiệp, học hội họa, học làm đồ handmade để trẻ có thể bán đồ, nhận lương và dần hòa nhập cộng đồng. Từ trước đến nay, trẻ tự kỷ ởTrung tâm chỉ mới mày mò làm sổ cánhân, làmchun buộc tóc, phong bao lì xì Tết hay làm hoa giấy… Mỗi cuốn sổ có giá khoảng 40- 45.000/cuốn, bao lì xì bán giá 30.000/10 cái... Ý tưởng sắp tới của Trung tâm là phát triển cửa hàng hoa, để dạy trẻ tự kỷ bó hoa, đi ship hoa cho khách, thú vị hơn là cho các con làm tranh hoa khô tận dụng từ những bông hoa khô... “Các bạn tự kỷ thường có hành vi lặp lại, chỉ cần kiên nhẫn dạy mỗi bạn một quy trình, phát hiện các bạn làm các mảng phù hợp thì lâu dài sẽ gặt hái được quả ngọt. Chúng tôi luôn muốn kết nạp nhiều trẻ tự kỷ, trao cho các con cơ hội được lao động, được học nghề... Tất nhiên, Trung tâm chưa dám nhận những trẻ tự kỷ mà kỹ năng vệ sinh cá nhân chưa thành thục, còn lại, mỗi đứa trẻ đều có những khả năng đặc biệt cần được khai quật” – chị Thủy chia sẻ thêm. Rất nhiều dự án hay, kế hoạch hay được vạch ra nhưng để các cô giáo, cán bộ Trung tâm triển khai thành công là cả một quá trình, còn rất nhiều khó khăn phía trước. Dù luôn có những Mạnh thường quân bên cạnh, có những tấm lòng hảo tâm đồng hành với các bé tự kỷ, nhưng sau này, các cô giáo và cán bộ ở Trung tâm tự động viên nhau, vừa làm vừa khắc phục khó khăn, làm đến đâu khắc phúc đến đấy, cứ làm rồi sẽ có cách. Điều trăn trở hơn là sau khi học được nghề, trẻ tựkỷ có thể tìmđược công việc lâu dài hòa nhập cộng đồng hay không, còn là điều bỏ ngỏ phía trước. Trên thực tế, Luật Người khuyết tật ra đời năm 2010 là bước tiến quan trọng hướng tới hoàn thiện luật pháp, không còn rào cản đối với người tự kỷ. Tuy nhiên, Trong Luật Người khuyết tật, tự kỷ cũng chưa được xếp cụ thể là dạng khuyết tật nào, cũng chưa có văn bản pháp lý nào cho thấy người tự kỉ là người khuyết tật để được hưởng bảo hiểmy tế, trợ cấp, đào tạo nghề… Bác sĩ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết, Điều 44 Luật trẻ em nêu rõ, toàn bộ trẻ em bao gồm trẻ emcó hoàn cảnh đặc biệt đều được phổ cập giáo dục, nhưng vấn đề quyền và nhu cầu của trẻ em tự kỷ là dạng khuyết tật đặc biệt chưa được đưa vào trong luật. “Trong những năm qua, các bậc phụ huynh, chuyên gia đã kiến nghị, đề xuất lên lãnh đạo ngành chức năng nhưng đến nay chưa có kết quả. Đến nay, vẫn chưa có chính sách gì cho trẻ tự kỷ, chưa được nêu cụ thể trong luật. Trẻ tự kỷ có 3 loại rối loạn phát triển trong đó có hội chứng tự kỷ chưa rõ ràng. Cần có văn bản kiến nghị đưa lên cấp trên sớm bổ sung luật, sớm có nghị định bởi chính sách phải nằm trong luật”, Cho đến nay, các gia đình có trẻ tự kỷ vẫn đang phải “tự bơi”trong việc điều trị và giáo dục hòa nhập cho con. n Trẻ tựkỷ ởTrung tâmGiáodục Kỹ năngvàhướngnghiệpHàNội đang tỉmỉ làmđồhandmade.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==