Ngày Nay số 271

NGAYNAY.VN NANGIẢI BÀITOÁNTHẤTNGHIỆP 2 Số271 - ThứNăm, ngày22/4/2021 Ngành nào cũng… sa thải Từ những ngày sau Tết, rất nhiều người lao động thất nghiệp phải chen nhau vạ vật ở các trung tâm giới thiệu việc làm mong chờ một cơ hội, trong khi nhiều cơ sởmôi giới việc làm lại thường xuyên đóng cửa vì không có việc để giới thiệu… Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, dịch COVID-19 trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 đã đẩy nhiều lao động vào tình trạng không có việc làm, đồng thời buộc nhiều người phải trở thành laođộngcóviệc làmphi chính thức. Quý I-2021, lao động có việc làm ở khu vực thành thị tăng 114.300 người so với quý IV/2020; giảm90.200người so với cùng kỳ năm trước. Ở khu vực nông thôn, số người có việc làm tăng 508.900 người so với quý IV-2020 và giảm 854.300 người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 31,6% (tương ứng với hơn 17,05 triệu người); khu vực công nghiệp và xây dựng là 31,7% (tương ứng với 17,09 triệu người); khu vực dịch vụ là 36,7% (tương ứng với 19,81 triệu người). Tính chung đến nay, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 53,4 triệu người, giảm 1,3 triệu; trong đó, số lao động có việc làm phi chính thức là 20,9 triệu người, tăng 233.000 người so với quý IV-2020. Thống kê cũng chỉ ra, dịch bệnh khiến tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức tăng cao trong quý I-2021, trái ngược với xu thế giảm tỷ lệ này trong những năm gần đây; các doanh nghiệp buộc phải chống đỡ bằng nhiều biện pháp, trong đó có cả các biện pháp tinh giảm lao động (cắt giảm, nghỉ luân phiên…), tuyển dụng lao động thời vụ, lao động tạm thời để duy trì hoạt động. Điều này làm số lao động chính thức giảm và số lao động phi chính thức tăng, dẫn đến tình trạng tăng trở lại tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức sau nhiều năm liên tục giảm. Dịch COVID-19 còn làm tăng đáng kể số lao động thiếu việc làm ở các khu vực kinh tế. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 2,51%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,68%; tỷ lệ thiếu việc làmkhu vực nông thôn là 2,93%. Hơn một nửa số người thiếu việc hiện nay đang làm trong khu vực nông, lâmnghiệp và thủy sản, chiếm 53,7%, giảm 15,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,2%, tăng 10,7 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 26,1%, tăng 4,9 điểm phần trăm. Tình trạng thiếu việc làm hiện nay không chỉ tập trung ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, mà đang tăng lên ở cả khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đáng quan ngại là số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I-2021 là gần 1,2 triệu người, giảm 60.100 người so với quý trước và tăng 136.800 người so với cùng kỳ năm trước. Đại dịch COVID-19 đã làm tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị tăng cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 nămqua. Lựa chọn cực chẳng đã: Nhận BHXH một lần Do ảnh hưởng của dịch bệnhCOVID-19 kéo dài, nhiều lao động nghỉ việc, mất việc cực chẳng đã phải lựa chọn phương án nhận BHXH một lần để có tiền trang trải sinh hoạt gia đình. Theo thống kê của BHXH Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2021, số người hưởng BHXH một lần tăng hơn 20,5% so với cùng kỳ năm 2020. Điều đó, đồng nghĩa với việc trong tương lai những người lao động này khi đến tuổi nghỉ hưu sẽ không có thu nhập hằng tháng từ lương hưu để đảm bảo cuộc sống hằng ngày và không được cấp thẻ BHYT miễn phí để chăm sóc sức khỏe khi về già - độ tuổi thường gặp nhiều bất trắc về sức khỏe. Hiện nay, việc giải quyết chế độ BHXH một lần cho NLĐ được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật BHXH năm 2014 và Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với NLĐ. Thống kê của BHXH Việt Nam, số NLĐ nghỉ hưởng BHXH một lần đang có xu hướng gia tăng qua các năm (giai đoạn 2016-2020 có tốc độ tăng trung bìnhmỗi năm khoảng 9%). 3 tháng đầu năm 2021 tiếp tục tăng mạnh. Cả nước có 226.503 người hưởng BHXH một lần, tănghơn20,5%sovới cùng kỳ năm 2020. Một số địa phương bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 có số người Dịch bệnh và bài ca Những tờ tuyển lao động khắp cột điện, tủ điện, vách tường, bến xe buýt… vốn được dán chi chit lâu nay giờ được thay thế bằng giấy cho vay nợ, hỗ trợ tài chính, thế chấp lãi suất thấp... Chưa bao giờ người lao động rơi vào cảnh khó khăn như thế. VIỆT ĐAN Quảng cáo vay nợ thay cho quảng cáo tìmngười.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==