Ngày Nay số 271

NGAYNAY.VN NANGIẢI BÀITOÁNTHẤTNGHIỆP 3 Số271 - ThứNăm, ngày 22/4/2021 lương hưu cho thấy, trong giai đoạn 2016-2019, người nghỉ hưởng BHXHmột lần chủ yếu là những NLĐ sau 1 nămnghỉ việc khôngđóng BHXH (trung bình chiếmkhoảng 97%). Vòng luẩn quẩn đói nghèo Việc NLĐ đăng ký nhận BHXH một lần, tự mình rời khỏi hệ thống BHXH là thực trạng đáng báo động, đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ, mà còn làm ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội, cũng như việc đảm bảo an sinh xã hội cho Nhân dân của Đảng và Nhà nước. Theo ông Đỗ Ngọc Thọ, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam: “Là đơn vị tổ chức thực hiện chính sách, chúng tôi thực sự cảm thấy rất tiếc nuối khi NLĐ lựa chọn phương án nhận BHXH một lần, thay vì lựa chọn bảo lưu thời gian đã đóng và đợi có điều kiện tiếp tục thamgia BHXH, tích lũy để hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động. Khi NLĐnhận BHXH một lần, NLĐ sẽ thiệt thòi rất nhiều, bởi chưa đến tuổi nghỉ hưởng BHXH một lần tăng cao như: Khánh Hoà, Quảng Nam, Đà Nẵng… Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do tác động của dịch bệnh COVID-19, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến nhiều lao động phải nghỉ việc. Đến nay, NLĐ đã nghỉ việc đủ 12 tháng nên làm thủ tục đề nghị hưởng BHXHmột lần với mong muốn có một khoản tiền để trang trải cuộc sống hiện tại. Một lý do nữa là một bộ phận nhỏ NLĐ vẫn còn quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con”, chưa hình thành thói quen lúc trẻ đóng BHXH để khi về già có lương hưu, không phải phụ thuộc vào con cháu. Số liệu thống kê của BHXH Việt Nam cũng cho thấy, giai đoạn 2016-2019, người hưởng BHXH một lần chủyếu thuộc nhómlaođộng trẻ tuổi và tập trung ở khu vực ngoài Nhà nước: độ tuổi có số người nghỉ hưởng BHXH một lần nhiều nhất là từ 26- 29 tuổi và bình quân tuổi nghỉ hưởng BHXH một lần (bao gồm cả trường hợp đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu) tăng dần từ 32,5 tuổi năm 2016 lên 33,3 tuổi năm 2019. Tỷ lệ hưởng BHXH một lần của nữ giới cao hơn nam giới, tương ứng giai đoạn này là 55,63% đối với nữ giới và 44,37% đối với nam giới. Phân tích theo thời gian nghỉ chờ hưởng không có việc làm hưu đã tiêu hết tiền dưỡng già. Đến khi về già, không được hưởng lương hưu, phải sốngphụ thuộc vào con, cháu và xã hội. Nếu không may bị bệnh, không có thẻ BHYT, họ còn phải đối mặt với nguy cơ không chi trả nổi chi phí khám chữa bệnh chỉ sau một lần mắc bệnh, nằm viện thời gian dài, có thể phải đối mặt với tình trạng nghèo đói, kiệt quệ, trở thành gánh nặng đối với gia đình và xã hội”. Giảmgiờ làm, thất nghiệp, bị trừ lương, lâmcảnh nợ nần, đi xin việc, lấy BHXHmột lần... đang là vòng luẩn quẩn khó khăn của người lao động. Ông Đỗ Ngọc Thọ nhấn mạnh, NLĐ không nên vì cái lợi trước mắt mà bỏ lỡ cơ hội được hưởng lương hưu để trang trải cuộc sống, cũng nhưđược hưởng chế độBHYT để chăm sóc sức khỏe khi về già. Ông Thọ đề nghị, công đoàn các cấp cần phối hợp với BHXH các địa phương chú trọng thông tin, truyền thông rộng rãi tới NLĐ về tính ưu việt, lợi ích lâu dài khi tiếp tục tham gia BHXH tới NLĐ. Khuyến nghị NLĐ cần cân nhắc kỹ, không nên quyết địnhhưởngBHXHmột lầnmà nên bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện, để có điều kiện tự đảm bảo cuộc sống và chăm sóc sức khỏe cho bản thân khi về già, hết tuổi lao động. n Ảnhminhhọa. Việc NLĐ đăng ký nhận BHXH một lần, tự mình rời khỏi hệ thống BHXH là thực trạng đáng báo động, đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ, mà còn làm ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội, cũng như việc đảm bảo an sinh xã hội cho Nhân dân của Đảng và Nhà nước.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==